MỘT MẪU ĐỐI THOẠI NGỤY BIỆN
Bài viết này là đáp án trắc nghiệm ngụy biện 16 (https://goo.gl/CjxJwb), trong đó chúng ta phân tích ngụy biện cho đoạn đối thoại sau:
-A: Ông X vừa bị bắt vì tội tham nhũng, chắc là do ăn chia không đều.
-B: Không bắt thì mày bảo là bao che, bắt thì mày bảo ăn chia không đều, phải thế nào mày mới vừa lòng?
1- CÁC NGỤY BIỆN
B phạm vài lỗi ngụy biện sau:
- NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (appeal to shame http://goo.gl/d52HCt, xem ví dụ 15 https://goo.gl/NgrZ25): loại ngụy biện khi ai đó cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ đánh vào tâm lý, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn . Ở đây B thay vì đi vào tranh luận với A về ông X bị bắt có phải vì ăn chia không đều hay không, thì lại dùng thủ thuật tâm lý để trách A, gây cho A có cảm giác rằng lời A nói là sai, bằng cách buộc tội theo kiểu "làm thế nào thì mày mới hài lòng". . Cách buộc tội vô cớ như vậy khá nặng nề, nên có thể xét vào phạm ngụy biện thấp kém hơn, NGỤY BIỆN TẤN CÔNG CÁ NHÂN (ad hominem, xem ví dụ 1 https://goo.gl/TLZV7B, ví dụ 2 https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r).
- NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (red herrings http://goo.gl/5FvlN0 xem lại ví dụ 3 https://goo.gl/7vu2xa): lái vấn đề sang ý khác để đánh lạc hướng, hay dừng luận điểm người đối thoại. B đã lái qua vấn đề buộc tội A, cũng chỉ là để ngừng luận điểm của A về ông X mà thôi.
.
Quan điểm một vài độc giả cho rằng A cũng phạm ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ 9 https://goo.gl/U6L5Pa) là không chính xác. Ngữ cảnh câu nói của A thì nhân vật X chúng ta không biết là ai, cũng như cách nói "chắc là do ăn chia không đều" chỉ là một nhận định về một khả năng xảy ra, không phải là một kết luận chắc chắn của A, nên tóm lại không thể bảo lời A nói là kết luận ẩu.
2- ĐỐI ĐÁP THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG NGỤY BIỆN
Rất nhiều cách B có thể trao đổi lại với A để không phạm ngụy biện. Tựu trung lại là đi thẳng, trực diện vào vấn đề A đang bàn. Ví dụ:
-A: Ông X vừa bị bắt vì tội tham nhũng, chắc là do ăn chia không đều.
-B: Thông tin nào bảo ông X bị bắt do ăn chia không đều?
(A, B tiếp tục câu chuyện - A nên trả lời để làm rõ câu hỏi của B, để bảo vệ luận điểm của mình)
hay:
-A: Ông X vừa bị bắt vì tội tham nhũng, chắc là do ăn chia không đều.
-B: Rất có khả năng, vì ....
(A, B tiếp tục câu chuyện ...)
Tóm lại: Đi thẳng, trực diện và tập trung vào vấn đề đang bàn mà không lăn tăn gì về cá nhân nhau chính là cách trao đổi đàng hoàng, logic và phần nào giúp tránh phạm các lỗi ngụy biện. Rất mong các độc giả page lưu tâm và tập luyện các thói quen tranh luận văn minh như vậy nhé.
P/s: Đây là bài viết số 16 trong album "Các phân tích ngụy biện (fallacy) tổng hợp phức tạp" https://goo.gl/G2SThz, một trong bảy album chính của page Ngụy biện - Fallacy. Mục lục toàn bộ bài viết và bảy album của page có thể xem tại https://goo.gl/G2SThz