CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CẦN XEM XÉT KHI GẶP NGỤY BIỆN

Ứng phó ngụy biện thế nào là một câu hỏi được nhiều độc giả đặt ra và mong đợi. Tuy nhiên đây là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ. .

Bài viết đầu tiên mở đầu cho một album quan trọng của page: “Ngụy biện (fallacy) – cách ứng đối” này không đi sâu vào cách ứng phó từng loại ngụy biện cụ thể, mà chỉ bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến hành xử của chúng ta khi gặp phải ngụy biện mà thôi. Quy tắc hành xử chung có thể sử dụng khi gặp phải người ngụy biện và cách ứng đối cho từng loại ngụy biện cụ thể sẽ được admin trình bày trong các bài viết tiếp theo của album.

.

Đầu tiên phải khẳng định rằng không có một quy tắc duy nhất cho cách chúng ta ứng đối khi gặp ngụy biện và điều đó phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Như đối tượng trao đổi (ngụy biện) là ai? Loại ngụy biện đó là ngụy biện nào (có nghiêm trọng hay không)? Mục tiêu cuộc trao đổi là gì, và ngữ cảnh trao đổi thế nào? Thời gian bạn có thể dành cho cuộc đối thoại đó là bao lâu? Chúng ta sẽ lần lượt xét từng yếu tố ảnh hưởng ấy trước khi đi vào các quy tắc hành xử chung có thể sử dụng để ứng phó ngụy biện.

1- LOẠI NGỤY BIỆN MÀ BẠN GẶP LÀ GÌ?

Ngụy biện có nhiều loại khác nhau và tính nghiêm trọng cũng khác nhau. Những ngụy biện như tấn công cá nhân (ad hominem) là nghiêm trọng nhất và thấp kém nhất, vì nó xúc phạm hoặc hạ thấp cá nhân bạn, người đang trao đổi với kẻ ngụy biện.

.

Tuy nhiên trong một vài ngữ cảnh, đôi khi các ngụy biện tưởng chừng ít nghiêm trọng (vì không hạ thấp cá nhân người trao đổi) lại được dùng thường xuyên và lái chủ đề qua mục đích xấu, nên vẫn xem nó là nghiêm trọng.

.

Cho nên tùy thuộc vào từng loại ngụy biện khác nhau, mức độ nghiêm trọng của nó mà chúng ta sẽ có các cách ứng phó và hành xử tương ứng khác nhau.

2- ĐỐI TƯỢNG NGỤY BIỆN LÀ AI?

Ngụy biện (fallacy) là một lỗi tư duy mà hầu như tất cả người Việt đều mắc phải. Có những người ta tưởng rằng có học thức cao, có vai vế nhất định nhưng ta vẫn tá hỏa khí nghe các phát ngôn phạm ngụy biện của họ. Nhiều khi người ngụy biện có thể chính là những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết với chúng ta. Hay đôi khi đang tranh luận trên mạng, có những người không quen biết nhưng sỗ sàng vào tranh luận với bạn một cách bất lịch sự, tấn công cá nhân bạn.

.

Có nhiều người phạm ngụy biện một cách vô thức, theo thói quen mà họ không hề biết. Trong khi cũng có những người cố ý dùng ngụy biện để dành phần lợi cho mình, để hạ thấp người khác, hay để dẫn dắt đám đông hiểu sai.

Cho nên cách phản ứng với ngụy biện còn phụ thuộc đối tượng ngụy biện là ai và họ có cố ý hay không. Yếu tố này rất đa dạng

3- MỤC TIÊU và NGỮ CẢNH TRAO ĐỔI LÀ GÌ?

Ví dụ nếu là một cuộc trao đổi bạn bè lâu ngày gặp lại, bạn cũ vô tình ngụy biện bắt bẻ mình một cách phi logic và ngụy biện. Nếu lời nói đó là không cố ý với ngữ cảnh đó, ta có thể bỏ qua những lời nói ngụy biện đó, vì chỉ là chuyện nhỏ, không đáng.

.

Một vài lời nói góp ý trong gia đình, người lớn (ba mẹ chẳng hạn) xúc phạm, ad hominem người nhỏ hơn là mình thì cách phản ứng của chúng ta sẽ khác với ngoài đời, khi ta gặp ai đó xúc phạm (ad hominem) mình. Gia đình, tình yêu thương lớn, đối thoại từ từ rồi sẽ qua.

.

Một cuộc họp với đối tác để ký hợp đồng quan trọng, anh chàng đối tác buộc miệng một lời nói mà mình biết chắc là ngụy biện với mình. Nếu mục tiêu hôm đó chỉ là ký hợp đồng, thì không cần thắng thua mấy lời nói miệng không quan trọng đó.

.

Nhưng nếu đó là một trao đổi đàng hoàng, ngang bằng nhau giữa những người trưởng thành, hay giữa công việc với nhau mà người nào đó dùng ngụy biện để lái câu chuyện đi, lấy phần lợi cho mình, thì chúng ta phải phản ứng trực diện hơn, không nên bỏ qua.

.

Trên không gian mạng, nếu phát hiện ai đó dùng ngụy biện để lừa dối, dẫn dắt độc giả hiểu sai, ảnh hưởng đến số đông thì chúng ta cũng nên phản ứng một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn.

Tóm lại, cách phản ứng với người ngụy biện còn tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục tiêu cuộc trao đổi.

4- CÁC YẾU TỐ KHÁC: THỜI GIAN, CẢM XÚC và TÍNH CÁCH

Đôi lúc biết rõ người đối thoại đang ngụy biện nhưng do không có thời gian,ta đành phải bỏ đi, không thể đối đáp với anh/chị ta nữa. Bận quá mà

Đang nóng giận, buồn bực hoặc có chuyện không vui mà gặp người tấn công cá nhân (ad hominem) mình thì có lẽ ta sẽ phản ứng mãnh liệt hơn lúc thường.

.

Nói chung khung thời gian và cảm xúc lúc trao đổi là những nhân tố ảnh hưởng đến cách phản ứng khi ta gặp ngụy biện. Về lâu về dài, loại bỏ dần các yếu tố cảm xúc chủ quan cá nhân ra khỏi logic khi tranh luận là một điều mà chúng ta nên hướng đến.

.

Cách hành xử của chúng ta cũng phụ thuộc vào cá tính mỗi người. Người ít tranh luận, dĩ hòa vi quý thường chọn cách cho qua, giảm nhẹ mọi xung đột khi tranh luận (các bạn nữ hay có tâm lý này nhiều hơn bạn nam). Người có cá tính mạnh thường phản ứng quyết liệt hơn khi gặp ngụy biện.

KẾT

Như các bạn đã thấy trong các phân tích ở trên, không có một quy tắc duy nhất để ứng phó khi gặp ngụy biện. Ứng phó ngụy biện thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau - như loai ngụy biện đó là gì, ai ngụy biện, mục tiêu và ngữ cảnh của trao đổi đó là gì, thời gian chúng ta dành cho cuộc đối thoại đó là bao lâu, cá tính của chúng ta thế nào …

.

Điều kiện tiên quyết đầu tiên là chúng ta phải luôn biết chắc người đối thoại ngụy biện hay không, biết rõ loại ngụy biện mà anh/chị ta phạm phải khi trao đổi với mình là gì. Điều này thì đòi hỏi chúng ta cần thời gian chiêm nghiệm kiến thức ngụy biện – fallacy, luyện tập tranh luận với bạn bè và quan sát các tranh luận bổ ích trên mạng. Độc giả page nên xem đi xem lại album 1: Các ví dụ ngụy biện (https://goo.gl/2aNvyH) để luyện tập điều này nhé.

.

Sau khi đã hiểu và phân tích rõ các yếu tố cần xem xét trên, chúng ta sẽ hiểu đối tượng và ngữ cảnh trao đổi và từ đó đưa ra các cách ứng đối thích hợp cho người ngụy biện đó. Quy tắc chung cho các ứng đối ấy sẽ được trình bày trong bài viết kế tiếp của album, các bạn chờ xem

P/s: 1- Hình đính kèm là phác thảo logo tặng page của kiến trúc sư Phước Thiện Lê:

(Trích) Ý tưởng của thiết kế này đó chính là khi nói về vấn đề ngụy biện, biến cái sai thành cái đúng, tựa như câu thành ngữ xưa “đổi trắng thay đen”. Logo biến ý tưởng đó trở thành một tờ giấy có 2 mặt, trắng và đen.

Người ngụy biện với đôi bàn tay đen ấy đang cố lật mặt trắng của tờ giấy và thay sang mặt màu đen. Chúng ta đang sống trong thời kì mà có quá nhiều kẻ đang dùng ngụy biện để làm điều đó. Đến nỗi rất nhiều vấn đề người Việt ta, bởi tiếp xúc với cái sai quá nhiều mà dường như đang nhầm lẫn, không phân biệt đâu là đúng đâu là sai.

Tuy nhiên, ra đời của page, tôi nghĩ là cần thiết, nó như một tia hi vọng lóe lên để người Việt có thể học hỏi, tự mình nhận thức mọi vấn đề một cách đúng đắn và chính xác hơn. Đó là lí do, tỉ lệ tờ giấy trắng trong logo vẫn nhiều hơn tờ giấy màu đen.

Cuối cùng, tôi, các thành viên và cũng như người thành lập ra page này có quyền hi vọng, có quyền được biết về sự thật, và khi tất cả mọi người đều biết sự thật rồi thì điều sai trái, sẽ không còn tồn tại nữa. Mơ về tương lai tươi sáng hơn. Điều này minh họa cho Line màu xanh ôm trọn, làm nền cho Logo, màu xanh của hi vọng. (hết trích)

2- Mục lục toàn bộ bài viết trên page Ngụy biện – Fallacy https://goo.gl/G2SThz

results matching ""

    No results matching ""