MỘT NGỤY BIỆN KHI TRANH CÃI VỀ TRUMP
Bài viết là đáp án trắc nghiệm ngụy biện nhanh, (https://goo.gl/7vbEjT), cho đoạn đối thoại:
A: Ông Trump có vẻ cực đoan và hà khắc với người nhập cư Hồi giáo.
B: Tức cười, không lo chuyện VN đi, lo chi chuyện ông Trump xa xôi bên Mỹ.
- NGỤY BIỆN GÌ?
Câu đối đáp trên của B phạm các ngụy biện như ngụy biện lảng tránh chủ đề (avoiding the issues) và ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous)
- NGỤY BIỆN LẢNG TRÁNH CHỦ ĐỀ (avoiding the issues https://goo.gl/6KDa8o, xem ví dụ 28: https://goo.gl/r3ChdN): ngụy biện khi ai đó sẽ trả lời một luận điểm bằng cách đi vòng vèo các vấn đề xung quanh, và tránh né hay không trả lời các ý chính trong luận điểm đó. Ở đây B không đi vào các luận điểm của A mà tránh né, bảo rằng đây là chuyện của Mỹ không phải chuyện của VN, chính là phạm ngụy biện “lảng tránh chủ đề” này. .
- NGỤY BIỆN CHẾ GIỄU (appeal to ridiculous https://goo.gl/FaU4v1, xem ví dụ 6 https://goo.gl/cdt1dc): ngụy biện khi ai đó thay vì bàn đến logic của vấn đề, sẽ diễn tả một quan điểm, sự việc một cách phóng đại để giễu cợt nó, hạ thấp nó để từ đó giành lấy phần lợi cho luận điểm của anh/chị ta. Ở đây B bỗng dưng phán lời A nói là “tức cười”, trong khi điều A nói đàng hoàng, bình thường. Đó chính là “ngụy biện chế diễu” vậy.
Lưu ý, do B vừa lảng tránh chủ đề, vừa chế giễu A, vừa có vẻ trịch thượng bảo A nên làm cái này, không nên làm cái kia, nên có thể xem xét phần nào đó mang hơi hướm “tấn công cá nhân”.
Có thể thấy cách nói ngụy biện của B khá thông dụng trên các cuộc tranh luận ở không gian mạng về vị tổng thống Trump của Mỹ gần đây. Admin mong độc giả nhìn ngấm cẩn thận và tránh phạm phải các lỗi ngụy biện sơ đẳng thế này trong tranh luận với bạn bè trong các sự vụ tương tự trong tương lai nhé.
.
Sẽ có độc giả thắc mắc: vậy B trả lời thế nào với A để không gọi là ngụy biện? Rất dễ. Đi trực diện vào vấn đề A đang nói là cách tránh phạm lỗi ngụy biện. Chẳng hạn B có thể nói:
B: Khủng bố hồi giáo tấn công nước Mỹ quá nhiều gần đây, ông Trump làm tổng thống Mỹ nên phải bảo vệ dân Mỹ.
Hoặc:
B: Còn quá sớm để bảo ông ta cực đoan hay không, hà khắc hay không.
Hoặc:
B: hình như Trump không chỉ hạn chế nhập cư hồi giáo, cũng vài nước hồi giáo khác đâu bị cấm.
(… sau đó A và B tiếp tục trao đổi câu chuyện liên quan chủ đề đang tranh luận)
2- CÓ NÊN DÙNG LỜI KHUYÊN KHI TRANH LUẬN?
Một vài bạn có suy nghĩ rằng đây chỉ là lời khuyên bảo B dành cho A, không nên hà khắc. Admin cho rằng không đơn giản như vậy. Đã tranh luận thì chỉ chú trọng đến logic vấn đề đang bàn. Mọi người trưởng thành thì nên xem như ngang bằng nhau, do đó lời khuyên bảo không phải lúc nào cũng có thể buông ra với nhau được. Trong trường hợp lời khuyên không logic, không ăn nhập vấn đề đang bàn thì cũng là ngụy biện.
Hơn thế nữa nhiều người Việt khi đuối lý hay lạm dụng sử dụng lời khuyên như là một cách thể hiện cái tôi, lấn át người đối thoại và từ đó lấy phần “bề trên” trong tranh luận về mình. Đây có thể xem là một thói quen tư duy lỗi, rất nên hạn chế khi đang tranh luận đàng hoàng với nhau, các bạn nhé.
P/s: Mục lục toàn bộ bài viết trên page Ngụy biện – Fallacy