Ngụy biện gây cảm giác tội lỗi (appeal to shame)
Ví dụ 15: NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (APPEAL TO SHAME), NGỤY BIỆN LỢI DỤNG LÒNG THƯƠNG HẠI (appeal to pity), NGỤY BIỆN RƠM (straw man) và NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (red herrings)
A: ÔNG M LÚC CÒN SỐNG THAM NHŨNG HẠI DÂN HẠI NƯỚC GHÊ LẮM
B: BẠN KHÔNG THẤY XẨU HỔ KHI BƯƠI MÓC QUÁ KHỨ MỘT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT Ư?
Câu nói trên của B tuy ngắn, nhưng đã phạm cùng lúc bốn lỗi ngụy biện trên: ngụy biện lợi dụng lòng thương hại, ngụy biên gây cảm giác tội lỗi, ngụy biện rơm và ngụy biện cá trích.
Ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (appeal to pity https://goo.gl/CHIIod - xem lại ví dụ 10): ngụy biện thay vì bàn về logic của vấn đề, kẻ ngụy biện lại đánh vào cảm giác, tâm lý thương hại, trắc ẩn người đối thoại, để dành phân lợi cho luận điểm của mình. B đưa cái chết ông M vào để đánh vào tâm lý người đối thoại, gợi lòng trắc ẩn của họ.
Ngụy biện gây cảm giác tội lỗi (appeal to shame http://goo.gl/d52HCt): loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ đánh vào tâm lý, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn. B đã đi xa hơn, khi buộc tội A, làm cho A có cảm giác tâm lý có lỗi khi nói về việc tham nhũng của ông M.
Ngụy biện rơm (straw man https://goo.gl/OlzzsL - xem lại ví dụ 10): ngụy biện thông dụng, trong đó kẻ ngụy biện bóp mép, hạ thấp lời người nói để giành phần lợi cho luận điểm của anh ta. Ở đây B dùng từ "bươi móc" chính là bóp méo lời nói đàng hoàng của A về ông M.
Ngụy biện cá trích (red herrings http://goo.gl/5FvlN0 - xem lại ví dụ 3): lái vấn đề sang ý khác để đánh lạc hướng, hay dừng luận điểm người đối thoại. B đã sử dụng hàng loạt nguy biện, cũng chỉ là để ngừng luận điểm của A về ông M.
Đây là một ví dụ hiếm có và rất hữu ích, vì một câu nói ngắn mà sử dụng bốn ngụy biện kín kẽ cùng lúc.