Ngụy biện gièm pha gây chán ghét (appeal to spite)

Ví dụ 12: NGỤY BIỆN GIÈM PHA, GÂY CHÁN GHÉT (APPEAL TO SPITE) và NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (RED HERRINGS)

A: Hai mẹ con cô Hoàng Mỹ Uyên đi tuần hành vì môi trường tại Sài Gòn bị an ninh đánh đập vô pháp, tồi tệ và đáng căm phẫn.

B: Thật là độc ác khi một bà mẹ lại đem con đi vào chỗ nguy hiểm. Tại sao cô ta lại có thể làm vậy.

Luận điểm của B phạm hai lỗi ngụy biện: ngụy biện gièm pha gây chán ghét (appeal to spite) và ngụy biện cá trích (red herrings):

  • Ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite http://goo.gl/g72Ffq): Ở thủ thuật ngụy biện này, kẻ ngụy biện sẽ dùng các từ ngữ hay cách nói chuyện để đánh vào tâm lý người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng có tâm lý chán ghét (vô cớ) một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của kẻ ngụy biện về vấn đề đang bàn.

Ở đây B thay vì bàn về logic của việc đánh mẹ con cô Uyên thế là đúng hay sai, thì lại tìm cách hạ nhục mẹ con cô Uyên vốn là nạn nhân bị đánh vô cớ này: lên án cô ta đem con đi vào buổi tuần hành ôn hòa là độc ác. Mục đích của B là để đánh vào tâm lý độc giả, để họ chán ghét, ác cảm với cô.

  • Ngụy biện cá trích (red herrings http://goo.gl/5FvlN0): lái câu chuyện qua hướng khác để gây phân tán sự chú ý về vấn đề chính, hoặc để dừng tranh luận. Ở đây B lái câu chuyện qua việc tại sao lại đem con đi theo trong cuộc biểu tình - vốn là rất bình thường vì chỉ là tuần hành ôn hòa, nằm trong quyền của ba mẹ, không vi phạm pháp luật gì hết - để làm A phân tâm vào cái cần lên án nhất: đòn đánh đập vô pháp, dã man và hèn hạ của an ninh cho mẹ con cô.

Lưu ý: ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite) được sử dụng khá thông dụng bởi các dư luận viên (hoặc người có tư tưởng DLV), cũng như trong đời sống hàng ngày. Ví dụ thói quen nói xấu người khác vô cớ của người Việt, hay rỉ tai nói xấu đồng nghiệp để lấy phần lợi cho mình tại công sở.

#nguybienfallacy

results matching ""

    No results matching ""