GIAO LƯU ĐỘC GIẢ PAGE LẦN THỨ NHẤT (3/7/2016)

Admin xin cảm ơn quý độc giả đã quan tâm và đặt câu hỏi cho admin về page và về ngụy biện trong đợt giao lưu lần thứ nhất này. 20 câu hỏi đã được gửi về page tại https://goo.gl/iEov3o, và do thời gian có hạn admin chỉ xin trả lời vắn tắt và nhanh gọn cho từng câu hỏi nhé.

1- Câu hỏi 1 của độc giả Phạm Hiển Vinh: việc FORMOSA thừa nhận và công khai xin lỗi, bồi thường nhưng vẫn hoạt động bình thường ( nghe nói đến năm 2078 !! ) làm cho nhiều ng "thương hại" , "bối rối" . Vậy đó có phải là ngụy biện sử dụng lòng thương hại không? .

  • Trả lời: chính phủ bảo nhân dân rộng lượng với Formosa, vốn không có logic gì liền quan đến vấn đề đang bàn, mà chỉ là đánh vào tâm lý nhân dân mà thôi – nên chính là ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (appeal to pity) như bạn nói. . Hàng triệu người bị ảnh hưởng, môi trường biển, môi trường sống bị đầu độc, miếng ăn, nghề nghiệp của ngư dân … thì sao đây? Ai bảo đảm Formosa bị kiểm soát trong 50 năm đó? Đây là lúc mà mọi việc xử trí phải theo pháp luật hiện hành, xử lý cá nhân liên đới cũng như tham khảo các quy tắc, các tiền lệ quốc tế trước đó để xử lý phù hợp, Xử lý Formosa, giúp đỡ ngư dân, bảo vệ và tái tạo môi trường biển là các việc đáng quan tâm hàng đầu . Admin thấy đau xót cho ngư dân miền Trung, dân tộc mình, môi trường biển mình. Để Formosa lại là một hiểm họa lớn cho đất nước.

2- Câu hỏi 2 của độc giả Dipper Pines Tree: Chúng ta có thể áp dụng các kiến thức về ngụy biện vào cuộc sống như thế nào?

  • Trả lời: tùy mỗi người có thể có các cách áp dụng khác nhau. Kiến thức về ngụy biện rất quan trọng trong thời đại thông tin, mạng xã hội hiện nay. Trong cuộc sống, sơ lược admin thấy kiến thức ngụy biện đem đến cho chúng ta các lợi ích sau:
    • khả năng đọc và lọc thông tin tỉnh táo, logic. Biết ai đang dùng ngôn ngữ để dẫn dắt mình hiểu sai.
    • nhìn nhận sự vật, vấn đề cẩn thận và đa chiều
    • nâng cao văn hóa tranh luận của mình.

3- Câu hỏi 3 của độc giả Đỏ Trắng: Anh muốn tìm đọc thêm tài liệu để hiểu rõ hơn. Chỉ giúp anh mua sách giấy, hoặc gửi file theo địa chỉ: [email protected]

  • Trả lời: Có quá nhiều tài liệu bằng tiếng Anh. Riêng tiếng Việt thì có vài cuốn như “Cãi gì cũng thắng”, “Những trò ngụy biện biến sai thành trái” … Bạn Đỏ Trắng tìm đọc và mua nhé, coi như ủng hộ công sức tác giả luôn. . Admin sẽ cố gắng review các cuốn sách này cho độc giả trong thơi gian tới.

4- Câu hỏi 4 của độc giả Mèo Iu: Phân tích ngụy biện của Donald Trump

http://petrotimes.vn/nhung-phat-bieu-tru-danh-cua-donald-trump-366071.html

  • Trả lời: Đa số không ngụy biện (từng lời từng chữ ông Trump nói ra đều có đội ngũ tư vấn phía sau bàn rất kỹ). . Admin thấy chiến lược ông Trump khác người thường, và thiên về bảo hộ người Mỹ trong nước trước người nhập cư (Mexico chẳng hạn) nhiều hơn. Nhìn chung các phát ngôn rất mạnh bạo và dứt khoát.

5- Câu hỏi 5 của độc giả Duy Quang: Khi tranh luận mà người ta thay vì gân cổ cãi lại chủ động nói "tôi biết rồi" hoặc " tôi thế đâý" thì có phải là ngụy biện không ad, nếu có thì là ngụy biện gì ?

  • Trả lời: Nếu như đang nói về các bằng chứng thuyết phục một sự việc nào đó, thì rất có thể người ấy phạm ngụy biện vin vào một bằng chứng, bướng bỉnh, ngoan cố mà thôi. Admin thì thấy nên dừng tranh luận. Tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, nếu anh ta nói “tôi biết rồi”, hay “tôi thế đấy” thì tranh luận làm gì nữa.

6- Câu hỏi 6 của độc giả Quang Duy Nguyễn: Cho mình hỏi là câu "Con nít đừng xen vào chuyện người lớn." hay "Con nít đừng xen vào chuyện chính trị" có phải là ngụy biện không?

  • Trả lời: Gọi con nít là hàm ý chê bai, hạ thấp người khác – có thể xem xét tấn công cá nhân nếu người được gọi đã trưởng thành nhất định. . Cả hai câu đều không rõ ngữ cảnh. Ở câu 1, ví dụ hai người đang nói chuyện, mà bạn C (nhỏ tuổi) nhảy vào giữa chừng bất lịch sự thì câu nói câu "Con nít đừng xen vào chuyện người lớn." (nếu bỏ qua lỗi xưng hô, hạ thấp người khác là con nít) thì có lý của nó. . Ở câu hai cũng không rõ ngữ cảnh, tuy nhiên vẫn nhiều khả năng mắc phải ad hominem.

7- Câu hỏi 7 của độc giả Tăng Sô Ra Da: Câu nói "mọi chuyện đã có Đảng và Nhà nước lo, mày quan tâm làm gì" có phải ngụy biện không? nếu có thì đó là ngụy biện gì?

  • Trả lời: Admin thử đưa ra ngữ cảnh cho câu nói rõ ràng hơn xíu.

A: Formosa sả thải tiêu diệt môi trường miền Trung đáng lo quá.

B: mọi chuyện đã có Đảng và Nhà nước lo, mày quan tâm làm gì"

Trong trường hợp này, câu nói của B vừa phạm các ngụy biện:

  • ngụy biện phán ẩu (jumping to conclusions) – nhà nước chỉ là một bộ phận trong xã hội, hành pháp và lập pháp là nhiệm vụ của nhà nước, nhưng công dân có quyền giám sát, phản biện các hành động đó, cũng như có quyền tự do ngôn luận theo hiến định để phát biểu những gì công dân quan tâm. Sự việc ảnh hưởng đến nồi cơm, tính mạng, sức khỏe của chính công dân thì càng đáng quan tâm và phản biện nhiều hơn, mạnh mẽ hơn nữa. Nên câu nói mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo, đừng quan tâm làm gì là phán ẩu, sai (jumping to conclusions) cũng như phạm ngụy biện anh cũng vậy (tu quoque fallacy)-chỉ mũi dùi vào người đối thoại, bảo anh không có tư cách nói về vấn đề đang bàn – hạ thấp giá trị người trao đổi. Đây cũng là ngụy biện cá trích (red herrings), lái vấn đề sang tư cách người đối thoại, để dừng trao đổi logic về vấn đề đang bàn.

8- Câu hỏi 8 của độc giả Le Nguyen: Cách ứng phó với từng loại ngụy biện trong cuộc sống và công việc.

  • Trả lời: Một câu hỏi mà đề tài quá rộng. Trong khoảng 10 ví dụ gần đây, admin đã có gợi ý cách ứng phó với từng loại ngụy biện, nhưng các ví dụ trước đó thì không. Admin dự định sẽ trình bày chúng trong album thứ sáu của page: bàn về ngụy biện tổng quan và cách ứng đối. Bạn chờ xem nhé. . Nhưng trước tiên hết là phải biết nhận diện luận điểm bất kỳ nào đó là có ngụy biện hay không trước cái đã.

9- Câu hỏi 9 của độc giả Vu Thi Ngoc Tu: "Ăn cơm rau nói chuyện chính trị" có phải là nguỵ biện?

  • Trả lời: Không rõ ngữ cảnh câu nói – nhưng nếu nó dùng để chê bai người đối thoại thì là phạm lỗi tấn công cá nhân (ad hominem). Cá nhân admin thì thấy nói chuyên chính trị là điều nên đáng khích lệ và ủng hộ

10- Câu hỏi 10 của độc giả Domi Vu: Có thể tổ chức offline fans ở Hà Nội và Sài Gòn ko?

  • Trả lời: Dùng từ fans nghe hết hồn, hì hì. Cá nhân admin không xem đây là một fan page, vốn là từ thường nói tới page dành cho các nghệ sĩ showbiz giao lưu fan hâm mộ hơn. . Kiến thức ngụy biện quá quan trọng và admin lập page để mong các độc giả lưu tâm nó, hiểu về nó nhiều hơn, nâng cao văn hóa tranh luận người Việt. Admin công khai tên tuổi mình trên page, là để page có tính chính danh, đàng hoàng, để độc giả an tâm và hiểu page mà thôi. . Do admin đang ở nước ngoài, nên admin chưa có ý định về việc tổ chức offline với độc giả page trong nước trong thời gian tới. Nếu độc giả có các thắc mắc về ngụy biện, xin cứ gửi message và comment trên page, đặc biệt là các dịp admin dành riêng để trả lời độc giả như status này ạ.

11- Câu hỏi 11 của độc giả Thang Vu Duy: Xin cho hỏi ngụy biện trong tôn giáo !

  • Trả lời: Một câu hỏi quá rộng. Và thật sự admin chưa tìm hiểu kỹ đề tài này. Xin được nợ ạ

12- Câu hỏi 12 của độc giả Lê Quang Tuấn: Mình xin góp link 1 bài viết, ace xem thế nào ạ

https://www.facebook.com/bacvanvuong/posts/1249075818438388

  • Trả lời: Bài dài quá, mà không thấy bạn chỉ ra đoạn nào cần phân tích ngụy biện cả. Đọc đoạn đầu thì thấy có nói tâm lý đám đông lên đồng gì gì đó, giống tư duy của nhà báo Lê Quốc Vinh mà admin đã từng phân tích. Nên admin thấy bài viết không …đáng để quan tâm lắm, bạn nhé.

13- Câu hỏi 13 của độc giả Vũ Trọng Nguyên: Khi người mình nói chuyện có dấu hiệu ngụy biện nên làm điều gì là tốt nhất ạ?

  • Trả lời: Tùy họ là ai, ngữ cảnh cuộc nói chuyện, chủ đề cuộc nói chuyện và mục tiêu cuộc nói chuyện. Nói chuyện, thảo luận đàng hoàng thì cứ trao đổi thẳng thắn, chỉ ra luận điểm của họ không ổn chỗ nào, miễn là logic và đừng tấn công cá nhân họ là được. Hay nếu bạn bè tán gẫu, hàn huyên thì cũng không nên nghiêm trọng lắm, trừ phi là tấn công cá nhân. Lưu ý ngụy biện thì người Việt ai cũng đều mắc phải cả.

14- Câu hỏi 14 của độc giả Nguyễn Đức Huy: khi tranh luận mà người đối diện cứ nói lập lờ bóng gió, không đi thẳng vào vấn đề muốn trao đổi, lại còn nói mình xem lại khả năng đọc hiểu thì có phải là nguỵ biện không?

  • Trả lời: Không rõ ngữ cảnh lắm, nhưng có thể là ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous) hoặc tấn công cá nhân (ad hominem).

15- Câu hỏi 15 của độc giả Thanh Nhân Vũ: mình không biết được đặt hai câu hỏi không nhưng mình rất muốn biết ý kiến của ad về việc có có phân biệt hay không giữa ngụy biện và thể hiện cảm xúc của bản thân về đối tượng thứ ba trong lời nói. Mình ví dụ, khi hai người đang tranh luận về một hành vi của đối tượng thứ ba, đối phương có nói về đối tượng thứ ba đó "thằng đó đã ngu còn bày đặt cãi bướng" hay "con đó có vẻ học thức mà sủa như chó" , vậy những câu trên có nằm trong tranh luận hay chỉ là câu thể hiện cảm xúc

  • Trả lời: Cảm xúc của chúng ta có thể không đi kèm logic. Ngụy biện là dựa trên logic của luận điểm, nên nếu ai chỉ dùng cảm xúc mà không dùng logic, thì rất dễ phạm các lỗi ngụy biện lợi dụng long thương hại (appeal to pity), ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite), ngụy biện tâng bốc (appeal to flattery)... . Trong trường hợp của bạn nêu, nếu đối tượng bị nói xấu không hề đến mức như vậy, thì người đối thoại mắc lỗi ngụy biện gièm pha, gây chán ghét (appeal to spite).

16- Câu hỏi 16 của độc giả Nguyen Hoang: Mình muốn hỏi ngoài đọc kỹ, quan sát và suy luận các lời nói, phát biểu, tranh luận để phát hiện ngụy biện thì còn cách nào khác để rèn luyện khả năng này không? Đọc một bài báo thấy nhiều lỗi ngụy biện nhưng không chắc là đã phát hiện được hết, thì nên làm gì?

  • Trả lời: Chỉ có một cách duy nhất là đọc và chiêm nghiệm từ từ. Có nhiều loại ngụy biện mà người mới tiếp xúc nó rất dễ nhầm lẫn với nhau. Page Ngụy biện – Fallacy là một kênh hữu ích cho bạn, nhưng cũng rất nhiều tài liệu Anh – Việt sẵn có trên mạng, ngoài kệ sách bạn nhé. Ngoài ra thường xuyên tranh luận để tập phản ứng các tình huống khác nhau, tự kiểm định và sửa sai khi có ai bảo mình ngụy biện và quan sát các ngụy biện mà người trao đổi gặp phải cũng là một cách rất hay.

17- Câu hỏi 17 của độc giả Dương Minh Trần: Admin của page có dự định nào chuyển ngữ tổng hợp vài trăm loại ngụy biện đã được định danh không?

  • Trả lời: Có thể có, có thể không. Nếu có thời gian admin sẽ làm vậy. Page đang hướng đến các ngụy biện thông dụng trong đời sống thực tế và hướng đến đa số độc giả phổ thông, do đó hạn chế tính hàn lâm, học thuật tối đa. Những cái đó ở sân chơi khác và nên dành cho các học giả chuyên ngành mà thôi.

18- Câu hỏi 18 của độc giả Huyền Mi Trương: Về việc trích dẫn những bài văn, thơ làm dẫn chứng trong trường hợp nào là ngụy biện và trường hợp nào thì không phải ạ?

  • Trả lời: Tính logic của vấn đề đang bàn là kim chỉ nam. Bài thơ đó có liên quan đến vấn đề đang bàn không? Nếu có thì không sao, cũng chỉ xem như là một ví dụ thôi. Nhưng nếu không thì rất có thể là ngụy biện lợi dụng cảm xúc, hoặc ngụy biện lợi dụng người nổi tiếng (tác giả bài thơ).

19- Câu hỏi 19 của độc giả Huyền Mi Trương: nhờ admin tìm ngụy biện bài viết của blogger Tuấn Khanh: Quê hương này không để bán https://www.facebook.com/notes/nguyen-tuan-khanh/quê-hương-này-không-để-bán/1240340452642727

  • Trả lời: Admin thấy bài viết ấy rất logic và rất hay, cảm động. Một bài viết rất đáng đọc.

20- Câu hỏi 20 của độc giả Trát Quang Thụy: Xin tham gia 1 câu hỏi về Giáo dục & Đào tạo: ở nước ngoài, người ta dạy cách tránh ngụy biện ở độ tuổi nào, và dạy như thế nào ạ?

  • Trả lời: Admin không đủ thông tin nhưng quan sát thấy thế này. Ở các nước phát triển, trẻ nhỏ được tập phát biểu chính kiến từ nhỏ, được ba mẹ tôn trọng ý kiến từ nhỏ, được dạy bảo tôn trọng bạn bè, người khác từ nhỏ, tôn trọng khác biệt từ nhỏ. Trong lớp học cũng hay tổ chức các tranh luận (debate) theo nhiều chủ đề khác nhau. Những cái đó là tiền đề để khi trưởng thành các công dân ít phạm ngụy biện và tập trung logic của vấn đề tốt hơn công dân Việt. Ví dụ xem các khuyến cáo 60 chủ đề có thể dùng để thảo luận trong lớp học tại Mỹ như sau: http://712educators.about.com/od/speechresources/a/Debate-Topics-for-High-School.htm

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tham gia đặt câu hỏi cho admin của các quý độc giả. Xin hẹn gặp lại mọi người trong các đợt giao lưu, trả lời câu hỏi kế tiếp.

results matching ""

    No results matching ""