Ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people)

Ví dụ 17: NGỤY BIỆN LỢI DỤNG ĐÁM ĐÔNG (appeal to the people) và NGỤY BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotion)

Câu nói của ông Trần Bảo Quyến, Phó GĐ Sở VH-TT-DL Sơn La: (trích http://goo.gl/yoahT0): 1400 TỶ ĐỂ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI NHẰM ĐÁP ỨNG NGUYỆN VỌNG VÀ TÌNH CẢM CỦA ĐỒNG BÀO TÂY BẮC VỚI BÁC HỒ (hết trích), phạm hai lỗi ngụy biện: ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people) và ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion).

  • Ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people hoặc argumentum ad populum https://goo.gl/RT4wRg): là loại ngụy biện là chỉ cho trường hợp thay vì dùng tính logic của sự việc, thì lại kẻ ngụy biện lại vin vào sự ủng hộ của đám đông để cho rằng luận điểm anh ta là đúng. Trong câu nói trên, ông Quyến đã dùng đám đông "nhân dân Tây Bắc" (cũng là một cách nói bừa thiếu chứng cứ) để biện hộ thiếu logic cho việc xây dựng tượng đài 1400 tỷ này.

  • Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion http://goo.gl/T8Nkh6 - xem ví dụ 11 https://goo.gl/kMjM5s): ngụy biện khi kẻ tranh luận thay vì bàn đến tính logic của sự việc lại dùng các từ ngữ cảm tính để đánh vào cảm xúc, tâm lý của người đối thoại hay khán giả để giành được sự đồng thuận cho luận điểm anh ta. Câu nói "(đáp ứng) nguyện vọng và tình cảm nhân dân Tây Bắc với Bác Hồ" chính là dùng lạm dụng cảm xúc, đánh vào tâm lý, cảm xúc của độc giả/người đối thoại mà thôi.

Lưu ý: ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people) được xài rất nhiều bởi các chính trị gia.

Kinh nghiệm rút ra: không dùng sự ủng hộ đám đông làm bàn đạp, chỗ dựa cho luận điểm của mình. Chỉ hoàn toàn dùng logic, có lý lẽ để thuyết phục người nghe về sự hợp lý trong luận điểm của mình. Nếu luận điểm của ai đó được nhiều người đồng tình cũng chưa hẳn là nó đúng.

#nguybienfallacy

results matching ""

    No results matching ""