Ngụy biện lý luận lươn trạch (Argument From Adverse Consequences)

Ví dụ 26: NGỤY BIỆN LÝ LUẬN LƯƠN TRẠCH (Argument From Adverse Consequences - hay Slippery Slope)

Mục "Tôi viết" của báo Thanh Niên có đăng bài viết của Facebooker Chung Nguyễn về việc tịch thu bình nước miễn phí trên vỉa hè Hà Nội như sau:

(trích http://goo.gl/koxVaD) Thực thi pháp luật thì không được tạo ra tiền lệ, ngày nay các bạn đặt bình nước, ngày mai là một quán nước, rồi dần dần sẽ là cái chợ chăng? Chưa kể, bạn đặt được thì người bên cạnh cũng đặt được, và cả phố cũng sẽ làm theo, lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm? (hết trích)

Mỗi câu nói trên của Chung Nguyễn đều phạm lỗi ngụy biện lý luận lươn trạch (Argument From Adverse Consequences http://goo.gl/qm0kJ2), loại ngụy biện cho rằng một nhận định phải sai, vì nếu nó đúng thì các sự kiện xấu khác (bad things) sẽ xảy ra sau đó. Hay nói cách khác, loại ngụy biện này thay vì bàn đến tính logic của luận điểm, lại tấn công vào luận điểm ấy chỉ dựa vào suy diễn thiếu căn cứ HẬU QUẢ xảy ra nếu chấp nhận luận điểm là đúng.

Trong câu nói trên của Chung Nguyễn, "ngày nay đặt bình nước từ thiện rồi suy diễn cho rằng ngày mai sẽ là một quán nước, rồi thành cái chợ" ... chính là cách nói lý luận luơn trạch như vậy. -"Chưa kể, bạn đặt được thì người bên cạnh cũng đặt được, và cả phố cũng sẽ làm theo, lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm?"- cũng là lý luận lươn trạch như trên.

Lưu ý, ngụy biện lý luận lươn trạch là ví dụ của một cách suy diễn tùy tiện, làm trầm trọng hóa vấn đề và đây là một thói quen tư duy, một ngụy biện thông dụng người Việt. Người nghe cách lý luận này thường có cảm giác bực mình, vì kẻ ngụy biện thay vì bàn đến tính logic của luận điểm, đã làm trầm trọng hóa vấn đề hay nâng tầm vấn đề thái quá với cách suy diễn hậu quả tùy tiện, thiếu căn cứ như vậy.

Cách phản ứng ngụy biện này: chỉ ra và không đồng ý cách suy diễn tùy tiện, không chứng cứ của người ngụy biện. Bắt anh/chị ta phải quay trở lại logic vấn đề đang bàn.

Một biến thể của "Argument from adverse consequences" là một cái tên còn thông dụng hơn: "Slippery slope" (http://goo.gl/nNf0Tf). Để đơn giản hóa, chúng ta có thể xem chúng như một.

#nguybienfallacy

results matching ""

    No results matching ""