TĂNG THUẾ XĂNG LÊN 8000 ĐỒNG/LÍT LÀ "TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN" - NGỤY BIỆN GÌ?

![](/cac-phan-tich-nguy-bien-tong-hop-phuc-tap/TĂNG THUẾ XĂNG LÊN 8000 ĐỒNG:LÍT LÀ "TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN" - NGỤY BIỆN GÌ.png)

Bài viết này là phân tích nhanh các lỗi ngụy biện của phát biểu ủng hộ tăng thuế môi trường trong xăng lên 8000đ/lit gần đây của ông Phan Thế Ruệ, chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam.

Toàn bộ phát ngôn của ông Ruệ:

(trích nguồn Dân trí https://goo.gl/kZzy68) Về động tĩnh tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít nhưng chưa có lộ trình cụ thể. Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước”.

“Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách”, ông Ruệ nhấn mạnh.

Theo đại diện Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam: "Thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi” (hết trích)

CÁC NGỤY BIỆN TRONG BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG RUỆ
  • NGỤY BIỆN THIÊN VỊ (cherry picking fallacy https://goo.gl/aqmEvy, xem ví dụ 22: https://goo.gl/frWzpI): loại ngụy biện khi ai đó thuyết phục người đối thoại/độc giả một cách không khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy. Vấn đề ở đây có nhiều khía cạnh, ngoài việc nghĩa vụ công dân phải đóng thuế, nhà nước và chính phủ cũng cần phải giải thích: Vì sao có con số 8000đ/ lít đó? Nó có hợp lý không? Tác động cả tích cực và tiêu cực của nó là gì?
    .
    Nếu chỉ vin vào nghĩa vụ công dân phải đóng thuế thì là một cách nói thiên vị, bên được lợi là ngân sách chính phủ, trong khi người bị thiệt thòi có thể là hàng trăm triệu công dân Việt, bị móc thêm tiền túi mỗi ngày để chi trả vào giá xăng. Do lờ đi tính tường trình, hợp lý của con số 8000đ/lít, chỉ chăm vào "nghĩa vụ đóng thuế" của công dân, thiên về đảm bảo thu ngân sách nhà nước, nên ông Ruệ đã phạm Ngụy biện thiên vị (cherry picking) nói trên.

  • NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ 9: https://goo.gl/U6L5Pa): ngụy biện khi người phát biểu dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục.

.

Ông Ruệ có đưa ý kiến rằng thuế nhập khẩu trong xăng giảm xuống 0%, nên phải bù lại tăng thuế môi trường trong xăng, nhưng giá xăng bán lẻ không đổi. Phát biểu ấy là vô cùng thiếu chính xác. Trong tính toán các chuyên gia vào biểu thuế trong xăng trong quý 4/2016 (nguồn: Petrolimex https://goo.gl/XxfVif) thì thuế nhập khẩu áp trên mỗi lít xăng là 1.275 đồng, thuế bảo vệ môi trường là 3.000 đồng. Do đó cho dù nếu giảm thuế nhập khẩu xuống 0%, mất đi 1.275đ, nhưng nếu tăng thuế môi trường từ 3000đ/lít lên 8000đ/lít như dự thảo, thì lại trồi lên 5000đ/lít từ thuế môi trường, tổng lại thì mỗi lít xăng sẽ tăng (5000 - 1275 = 3725), tức gần 4000đ/lít nếu áp mức thuế môi trường mới. Ông Ruệ bảo giá xăng bán lẻ không đổi là sai, phạm lỗi ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions) trên.

Tóm lại, ông Ruệ đã phạm hai ngụy biện: ngụy biện thiên vị (cherry picking) và ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions) trong phát biểu của ông.

P/s: Đây là bài viết số 18 trong album "Các phân tích ngụy biện (fallacy) tổng hợp phức tạp" https://goo.gl/N0quXv, một trong bảy album chính của page Ngụy biện - Fallacy. Mục lục toàn bộ bài viết và bảy album của page có thể xem tại https://goo.gl/G2SThz

results matching ""

    No results matching ""