PHÊ PHÁN NGƯỜI SỬ DỤNG FACEBOOK VÀ NGỤY BIỆN CỦA TIẾN SĨ ĐOÀN HƯƠNG

Cách đây vài tuần, tiến sĩ Đoàn Hương đã có một câu nói gây nhiều tranh cãi: "50% người sử dụng Facebook là vô công rồi nghề". Cụ thể đối đáp trong phần trả lời phỏng vấn của TS Đoàn Hương với phóng viên trên truyền hình VTV về vấn đề “ném đá” trên mạng như sau:

(Trích https://goo.gl/QjEGN7, tại 8:20’ clip đính kèm)

Phóng viên: “Mà tôi nghĩ một nguyên nhân sâu sa (“cho việc ném đá – admin chú thích”) có thể rất đơn giản chính vì là có nhiều thời gian rãnh rỗi quá”.

TS Đoàn Hương: “Hoàn toàn chính xác. Người ta có một tổng kết rằng 50% người trên Facebook là vô công rồi nghề" (hết trích)

1- NGỤY BIỆN GÌ?

Câu trả lời và con số nói trên của TS Đoàn Hương chính là thông tin đáng chú ý nhất trong bài nói chuyện, được cắt trích thành tiêu đề của nhiều bài báo. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, câu nói trên lại chính là đáng lên án nhất, phạm lỗi ngụy biện lạm dụng thống kê (https://goo.gl/gzuzR9) mà admin từng giới thiệu độc giả trong ví dụ 21 (https://goo.gl/flBp3x) Nhắc lại, nguỵ biện thống kê là tên gọi chung cho việc ai đó lợi dụng các con số, thông tin thống kê sai hoặc không đáng tin cậy để đánh vào tâm lý độc giả và làm bàn đạp để từ đó dành phần lợi cho luận điểm của họ. Các kiểu phạm ngụy biện thống kê này khá đa dạng, như kẻ ngụy biện nêu ra một thống kê không rõ nguồn gốc, hoặc một thống kê không có độ tin cậy do chưa được công bố và kiểm chứng về mặt khoa học, hoặc kẻ ngụy biện diễn đạt, bóp méo một kết quả thống kê có trước một cách lệch lạc, có lợi cho anh ta, hoặc thậm chí anh ta bịa ra các con số thống kê đó.

Trở lại đoạn đối thoại trên, có rất nhiều khả năng câu nói của TS Đoàn Hương “có tổng kết 50% người trên Facebook là vô công rồi nghề” chính là dùng ngụy biện lạm dụng thống kê, vì các lý do sau:

  • Không (chưa) có bất kỳ thông tin khoa học, thống kê nào chứng tỏ tính xác đáng của con số mà TS Đoàn Hương nêu ra.

  • "Vô công rồi nghề” là một từ mang tính miệt thị của ngôn ngữ Việt, dành chỉ những người chỉ biết hưởng thụ, không nghề, không học, không đi làm và trở thành gánh nặng gia đình và xã hội. Nhưng từ “vô công rồi nghề” sẽ không còn đúng trong không gian, thị trường lao động và cấu trúc xã hội hiện đại như hiện nay. Có người có nghề, có kinh nghiệm nhưng đôi lúc vẫn ở nhà không đi làm. Thất nghiệp tạm thời (điều không ai có thể tránh khỏi) không thể gọi là “vô công rồi nghề”. Hay có người dùng Facebook để kinh doanh bán hàng qua mạng, hay dùng nó là kênh liên lạc đối tác, để học tập. Học tập tuy không phải là đi làm, nhưng cũng không thể gọi là “vô công rồi nghề”. Tóm lại, thuật ngữ “vô công rồi nghề” mang tính miệt thị, và nó trở nên lệch pha khi dùng nó để đối sánh, để chê bai "người không có đi làm chính thức" trong không gian thị trường lao động ở thời buổi công nghệ mạng xã hội (Facebook là chính yếu) như hiện nay. Cho nên con số “50% người sử dụng Facebook là vô công rồi nghề” là một con số rất đáng đặt câu hỏi. Ai là người làm thống kê này? Họ định nghĩa “vô công rồi nghề” – theo nghĩa ngôn ngữ Việt, trong thống kê của họ là gì? Họ lấy mẫu từ đâu?

  • Hàng năm hãng Facebook có công bố các số liệu thống kê liên quan người dùng Facebook, chẳng hạn như đánh giá mức độ truy cập của người sử dụng chia theo độ tuổi, quốc gia, vùng miền, thiết bị truy cập, hoặc đánh giá về khả năng gia tăng quảng cáo trên Facebook. Ví dụ lược trích một báo cáo cập nhật mới nhất, 9/2016, của Facebook có thể xem tại đây: https://goo.gl/KBFhDm. Rõ ràng không có con số chính thức nào từ Facebook bảo rằng 50% người sử dụng của họ là “vô công rồi nghề”

  • Để có thể có một đánh giá chủ một tài khoản Facebook có nghề nghiệp hay không là một điều bất khả thi, vì chủ tài khoản Facebook hoàn toàn có thể không cung cấp tin tức nghề nghiệp, hoặc đưa thông tin nhưng không thật, không chính xác. Do đó càng khó xác định người sử dụng Facebook nào đó theo kiểu “vô công rồi nghề” của ngôn ngữ Việt Nam.

Ngụy biện lạm dụng thống kê mà tiến sĩ Đoàn Hương phạm phải này có thể là một tai nạn. Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, tiến sĩ Đoàn Hương đã nói về vạ miệng, và có lẽ câu nói trên của bà cũng chính là điển hình cho sự “vạ miệng” như thế.

Nhiều người chúng ta thường có thói quen ăn nói cảm tính và dùng con số thống kê tự nghĩ ra, nhớ mang máng, hoặc tự nhào nặn các con số đẹp như một minh chứng cho lời mình nói. Đó là một thói quen và tư duy ngụy biện, mà kể cả các vị xứng danh có học thức vẫn mắc phải. Admin mong các độc giả không phạm lỗi tư duy, lỗi ngụy biện này, và cảnh giác khi bất kỳ ai đưa ra các con chữ, thông số khi trao đổi, khi nói chuyện nhé.

2- FACEBOOK TỐT HAY XẤU?

Trong nhiều năm qua, Facebook đã không chỉ đơn giản là một sân chơi mạng xã hội thuần túy, mà nó còn chứa nhiều kho tàng kiến thức đồ sộ, thông tin được cập nhật hàng ngày hàng giờ. Ngoài sự tương tác, liên kết mọi người với nhau, các thông tin từ nhiều nguồn trên Facebook được đối chứng bởi số đông với góc nhìn nhiều chiều sẽ dần dần được làm sạch, mang tính tin cậy hơn và lan rộng hơn. Trên Facebook, các không gian tư duy

results matching ""

    No results matching ""