“XIN ĐỪNG VÔ ƠN” vs “XIN ĐỪNG NGỤY BIỆN”

Bài viết này là đáp án của trắc nghiệm ngụy biện 14 (https://goo.gl/5Ymp9y), về một status có tựa đề “Xin đừng vô ơn” gây tranh cãi của một Facebooker tên Nguyễn Minh Ngọc (https://goo.gl/7PvesL) xung quanh việc đánh giá của tác giả về tương quan tình hình vài nước trên thế giới và Việt Nam, thái độ, lựa chọn của tác giả với tình hình đất nước hiện nay và sau cùng là lên án những người chê bai sự yếu kém của đất nước, bảo họ là vô ơn.

CÁC NGỤY BIỆN TRONG BÀI VIẾT

(trích) Tôi chẳng thích Mỹ, đất nước của những người nô lệ gồng mình để chi trả cho sự hào nhoáng bên ngoài.

Tôi chẳng thích Thái Lan, đất nước chẳng hề bị tàn phá bởi nước ngoài mà luôn bạo loạn nước trong

Tôi chẳng thích Nhật, nó chẳng khác gì Mỹ, những người nô lệ gồng mình cho cái triết lý tinh thần hay năng suất phù phiếm. (hết trích)

NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ 9: https://goo.gl/U6L5Pa): ngụy biện khi người phát biểu dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục.

.

Từng câu đoạn trích trên đều phạm lỗi ngụy biện phán ẩu, kết luận ẩu này. Không hiểu sao tác giả lại có thể có những kết luận như "Mỹ, đất nước của những người nô lệ gồng mình để chi trả cho sự hào nhoáng bên ngoài" , hay "Nhật, nó chẳng khác gì Mỹ, những người nô lệ gồng mình cho cái triết lý tinh thần hay năng suất phù phiếm", hay "Thái Lan, đất nước chẳng hề bị tàn phá bởi nước ngoài mà luôn bạo loạn nước trong".

(trích) Tôi thích Việt Nam. Nơi... Tôi chẳng lo ra đường gặp súng ống đạn dược. Trẻ em đến trường và người nông dân đi cấy, cuộc sống thanh bình chứ không phải con roboot. (hết trích)

NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions): các nhận định cảm tính và ẩu. Ví dụ như nạn bắt cóc trẻ em đang hoành hoành tại VN rất đáng lo. Nông dân VN bị thu hồi đât, mất đất oan khá nhiều. Nhiều nông dân phải bỏ nông thôn ra thành thị kiếm sống, hay bán thân nơi xứ người.

(trích) Người ta chê năng suất 1 người chúng tôi bằng 1/10 hay 1/20 các nước khác, nhưng tôi lại thấy chúng tôi nhàn hơn 10 đến 20 lần những công dân nước khác.

Người ta chê thu nhập đầu người chúng tôi bằng 1/10 hay 1/20 các nước khác, nhưng tôi lại thấy chúng tôi vẫn dư dả nếu biết chi tiêu còn họ thì mãi nợ ngập đầu, vì chẳng ai biết vật giá chúng tôi là siêu rẻ. (hết trích)

  • NGỤY BIỆN THỐNG KÊ (statistical fallacy https://goo.gl/gzuzR9, ví dụ 21 https://goo.gl/flBp3x): tên gọi chung cho việc ai đó lợi dụng các con số, thông tin thống kê sai hoặc không đáng tin cậy để đánh vào tâm lý độc giả và làm bàn đạp để từ đó dành phần lợi cho luận điểm của họ. Các con số gấp 10, 20 lần ... là thể hiện tự duy ngụy biện này .
  • NGỤY BIỆN KINH NGHIỆM VỤN VẶT (anecdotal fallacy, xem ví dụ 30 https://goo.gl/rrc1jh): ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thay vì đưa ra các luận điểm logic về vấn đề đang bàn thì chỉ dựa vào các kinh nghiệm cá nhân chủ quan, vụt vặt hoặc các bằng chứng có tính chất biệt lập, không đủ phổ quát của anh ta (isolated evidence) để từ đó bác bỏ luận điểm của người trao đổi. “Tôi thấy chúng tôi vẫn dư dả nếu biết chi tiêu” – chính là kinh nghiệm vụn vặt như vậy. .
  • NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions): khi bảo vật giá VN siêu rẻ. Lưu ý rằng so với thu nhập bình quân người dân, vật giá VN không hề rẻ.

(trích) Người ta sính ngoại chê bộ máy ta yếu kém nhưng sao tôi lại thấy nước ta quá yên bình. Nước ngoài bạo động liên miên. (hết trích)

  • NGỤY BIỆN GIÈM PHA (appeal to spite http://goo.gl/g72Ffq xem ví dụ 12 https://goo.gl/neHlyv): ngụy biện khi ai đó dùng các từ ngữ hay cách nói chuyện để đánh vào tâm lý người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng có tâm lý chán ghét (vô cớ) một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của kẻ ngụy biện về vấn đề đang bàn. Gọi người phê phán bộ máy yếu kém là “sính ngoại” vừa là kết luận ẩu (jumping to conclusions), vừa là gièm pha (appeal to spite) họ một cách phi logic. .
  • NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions): khi bảo Việt Nam quá bình yên, khi bảo “nước ngoài bạo động triền miên”. Đây là các cách nói cảm tính, không có cơ sở để kết luận như thế.

(trích) Kẻ tiêu cực thì dù đưa đến Tây Phương Cực Lạc thì cũng chê bai đài sen Phật ngồi là xấu xí.

Người tích cực có thấy bãi phân vẫn nghĩ sẽ được gặp một chú ngựa con.

Hướng đi đâu trong khi Thiên Đường ngay trước mặt.

Ở Việt Nam không thích cứ mời đi không cần giải thích. (hết trích)

NGỤY BIỆN GIÈM PHA (appeal to spite): một lần nữa tác giả có ý hạ thấp những người lên tiếng chỉ trích những yếu kém đất nước, với giọng điệu bề trên, kẻ cả và bất lịch sự, bảo họ là kẻ tiêu cực, bảo họ nếu không thích thì cứ ra nước ngoài mà sống.

(trích) Tôi vẫn nhớ những năm 199x, cả làng chỉ có một chiếc điện thoại bàn.

Tôi vẫn nhớ những năm 199x, đến nhà hàng xóm mọi người thường liếc nhìn xem họ ăn món gì.

Còn hôm nay thì sao?

Gần 30 năm xây dựng lại từ đống tro tàn. Ai làm được hơn xin giơ tay cho mọi người cùng biết. (hết trích)

NGỤY BIỆN THIÊN VỊ (cherry picking fallacy https://goo.gl/aqmEvy, xem ví dụ 22 https://goo.gl/frWzpI): loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thuyết phục người đối thoại, độc giả một cách không khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy.

.

So sánh 30 năm trước với bây giờ, chỉ với việc có thêm nhiều điện thoại, chỉ với việc dân có điều kiện ăn uống no đủ hơn là khập khễnh, thiên vị. Và từ đó, tác giả kết luận rằng không ai làm hay hơn thế nữa, là NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conlusions). Các ví dụ như Nhật Bản thất bại sau thế chiến thứ hai, vươn lên dẫn đầu thế giới nhanh chóng. Hàn Quốc dù cũng có kết thúc chiến tranh với Bắc Triều Tiên vẫn vươn lên mạnh mẽ. Họ hơn VN rất xa.

(trích) Tôi nể họ và tôi không muốn vô ơn.

Xin hãy ngừng vô ơn! (hết trích)

NGỤY BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotionhttp://goo.gl/T8Nkh6, xem ví dụ 11 https://goo.gl/aZu1nV), loại ngụy biện khi ai đó thay vì dùng các yếu tố logic để thuyết phục người đối thoại/độc giả về vấn đề đang bàn thì lại dùng các câu chữ mang cảm tính cao, hay gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu nhằm đánh vào tâm lý, cảm xúc của người đối thoại, để từ đó, họ chấp nhận luận điểm (thiếu tính logic) của kẻ ngụy biện. Ở đây tác giả đưa khái niệm “mang ơn” vào đây chỉ là thủ thuật đánh vào cảm xúc. Toàn bộ bài viết quá nhiều ngụy biện và không đủ logic để thuyết phục độc giả phải biết mang ơn ai hết cả.

KẾT

Quá nhiều ngụy biện trong bài viết này, từng đoạn từng câu đều có vấn đề. Vài quan điểm lệch lạc và rất trẻ con, như bảo rằng Mỹ hay Nhật, hai đất nước tân tiến hàng đầu thế giới hiện nay là “đất nước của những người nô lệ gồng mình để chi trả cho sự hào nhoáng bên ngoài”, hay như bảo “(Ở Việt Nam) trẻ em đến trường và người nông dân đi cấy, cuộc sống thanh bình” (tác giả không thấy nạn bắt cóc trẻ em, bán qua biên giới và lấy nội tạng đang rất đáng lo ngại ở VN, không thấy nhiều nông dân mất đất bởi luật pháp sở hữu toàn dân oái ăm,hay phải bỏ ruộng vườn lên thành phố làm công … hay sao)

.

Bài viết thấp kém, phi logic vậy mà hơn 1.3 K like, rất thú vị và khá đáng buồn (cười).

Tác giả bảo mọi người “XIN ĐỪNG VÔ ƠN”, admin thì bảo tác giả “XIN ĐỪNG NGỤY BIỆN” thấp kém nữa, hì hì.

P/s: 1- Hình trên status là phác thảo logo page Ngụy biện – Fallacy mà họa sĩ Nguyễn Đức Hòa thiết kế tặng page và admin. Ý tưởng thiết kế là dựa trên hai chữ “Fallacy” – chủ đề page - trên hai nền đối lập trắng –đen, giống như việc đổi trắng thay đen của việc sử dụng ngụy biện. Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa cũng chính là người thiết kế logo chính thức của page (https://goo.gl/2O1JHL). Một lần nữa admin xin trân trọng cảm ơn họa sĩ Nguyễn Đức Hòa.

2- Mục lục toàn bộ bài viết trên page Ngụy biện – Fallacy

https://goo.gl/G2SThz

results matching ""

    No results matching ""