Ngụy biện rơm (straw man)

Ví dụ 10: NGỤY BIỆN RƠM (STRAW MAN) và NGỤY BIỆN LÒNG THƯƠNG HẠI (APPEAL TO PITY)

Xem câu nói trích từ bài viết báo Thanh Niên về BPhone: (trích http://goo.gl/QH64On) "KHI CHƯA RA ĐỜI, CHỈ CẦN BỊ ĐOÁN MÒ, BPHONE ĐÃ Bị NÉM ĐÁ THIẾU ĐIỀU NẾU NHƯ KHÔNG ĐỦ CAN ĐẢM VÀ BẢN LĨNH THÌ CHA MẸ CỦA NÓ ĐÃ PHẢI VÔ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÀ PHÁ THAI" (hết trích) phạm hai lỗi ngụy biện: ngụy biện rơm và lợi dụng lòng thương hại.

  • Lỗi ngụy biện rơm (straw man https://goo.gl/OlzzsL): lỗi ngụy biện khi bóp méo luận điểm của ai đó để từ đó tấn công nhận định của họ. Ở đây tác giả bài viết dùng ngụy biện rơm (straw man) bằng cách cường điệu hóa, chế diễu hóa hoặc thô tục hóa những nhận định đàng hoàng về BPhone thành những từ "đoán mò", "ném đá".

  • Lỗi ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (appeal to pity https://goo.gl/CHIIod): lỗi ngụy biện khi thay vì đưa ra các nhận định logic về vấn đề đang bàn, kẻ ngụy biện dùng các từ ngữ mang tính cảm tính, gây cảm giác thương hại, động lòng trắc ẩn của người đối thoại/độc giả về sự vật có liên quan, từ đó đạt được mục tiêu đó là đẩy vấn đề tranh luận sai lệch như điều anh ta mong muốn. Nhắc lại, kẻ ngụy biện hoàn toàn chỉ là đánh vào tâm lý thương hại độc giả, chứ không bàn đến logic vấn đề. Ở đây tác giả đưa hình ảnh "sản phụ phải nạo phá thai" vào để làm động lòng trắc ẩn của người đọc.

Lưu ý cả hai ngụy biện rơm (straw man) và ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (appeal to pity) đều rất thông dụng.

#nguybienfallacy

results matching ""

    No results matching ""