TẠI SAO "PRAY FOR MANCHESTER" MÀ KHÔNG "PRAY FOR SYRIA" - NGỤY BIỆN GÌ?
Bài viết là đáp án trắc nghiệm ngụy biện nhanh cho đoạn đối thoại:
A: Vụ đánh bom khủng bố tại Manchester thật tồi tệ.#PrayforManchester.
B: Tại sao Syria, Trung Đông bị đánh bom mỗi ngày mà không thấy mày pray hết vậy, bộ mấy nước đó không bằng mấy nước phương Tây à.
(link trắc nghiệm https://goo.gl/skw7D6)
Các ngụy biện của B:
- NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (appeal to shame http://goo.gl/d52HCt, xem ví dụ 15 https://goo.gl/NgrZ25): loại ngụy biện khi ai đó cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ đánh vào tâm lý, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn. Ở đây B chỉ trích A rằng sao lại "pray for Manchester" mà không "pray cho Syria, Trung Đông" - là một cách đánh vào tâm lý, để cho A cảm giác mình bị sai, có lỗi khi "pray for Manchester", trong khi việc A thể hiện sự đồng cảm với nạn nhân vụ khủng bố Manchester vừa xảy ra là một sự việc rất bình thường, tình người và nhân văn và không có gì phải bị chê trách cả. .
- NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (red herring fallacy http://goo.gl/5FvlN0, xem ví dụ 3 https://goo.gl/7vu2xa): loại ngụy biện khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng, hay làm dừng cuộc tranh luận. Ở đây A đang bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với các nạn nhân vụ khủng bố ở Manchester, B bỗng dưng đưa sự việc ở Syria, Trung Đông vào để lái câu chuyện sang hướng khác, để trách móc A và làm A có cảm giác bị sai, có lỗi mà thôi. . "Pray for Manchester" hay "pray for Syria", hay làm cả hai - là các lựa chọn có tính chất cá nhân, vốn khác nhau mỗi người và cũng khác nhau ở mỗi thời điểm. B xuất phát từ việc không tôn trọng sự khác biệt nên dùng ngụy biện để trịch thượng buộc tội A, trong khi (nhắc lại rằng) điều A làm rất bình thường, nhân văn khi thể hiện sự chia sẻ, sự cảm thông của mình với các nạn nhân sự vụ Manchester thương tâm xảy ra gần đây.
Ví dụ này là một cơ hội để chúng ta một lần nữa nhìn lại rằng - tôn trọng sự khác biệt, miễn sự khác biệt đó là hợp lý, logic, là một cách hành xử văn minh, cần thiết và là điều chúng ta luôn cần hướng tới, các bạn nhỉ.
Lưu ý rằng, nếu như câu hỏi - "Tại sao Syria, Trung Đông bị đánh bom mỗi ngày mà không thấy nhiều người cầu nguyện hết vậy" - đặt riêng ra ngoài ngữ cảnh, trở thành một câu hỏi độc lập và không dính dáng gì đến buộc tội A, thì là một câu hỏi khá thú vị và không phạm ngụy biện.
P/s: Đây là bài viết số 19 trong album "Các phân tích ngụy biện (fallacy) tổng hợp phức tạp" https://goo.gl/N0quXv, một trong bảy album chính của page Ngụy biện - Fallacy. Mục lục toàn bộ bài viết và bảy album của page có thể xem tại https://goo.gl/G2SThz