TỔNG HỢP CÁCH ỨNG ĐỐI TỪNG LOẠI NGỤY BIỆN – FALLACY RIÊNG RẼ

Trong hai bài viết trước của album “Ngụy biện (fallacy): Các ứng đối”, chúng ta đã xem xét qua:

  1. Các nhân tố ảnh hưởng và cần xem xét khi gặp người ngụy biện (http://goo.gl/cQbK3f), và
  2. Bàn về cách ứng đối tổng quan khi gặp ngụy biện ( https://goo.gl/DMld8Y ). Bài viết này là tổng hợp các cách ứng đối cụ thể cho từng loại ngụy biện (fallacy) riêng rẽ, vốn là phần đúc kết từ các bài viết trong album “Các ví dụ ngụy biện (fallacy)” https://goo.gl/2aNvyH trước đó. Lưu ý rằng nếu bạn nào nắm được logic vấn đề tốt, cách ứng đối các loại ngụy biện không hề khó khăn, chỉ là dựa vào tính phi logic, sai trái của loại ngụy biện ấy mà ta đưa ra cách ứng đối thích hợp mà thôi.

.

Trong album “Các ví dụ ngụy biện (fallacy)” https://goo.gl/2aNvyH, admin đã chỉ ra cách ứng đối cho vài loại ngụy biện cụ thể, nhưng đáng tiếc không phải là tất cả, nên phần tổng hợp này còn thiếu sót cách ứng đối cho vài loại ngụy biện. Amin sẽ bổ sung dần dần sau trong các bài viết kế tiếp, và cập nhật link vào trong bài viết này.

Đây là bài viết tổng hợp để bạn đọc tra cứu sau này, rất dài và không phải để đọc một lần.

1- NGỤY BIỆN TẤN CÔNG CÁ NHÂN (ad hominem)

  • Khái niệm: Thay vì bàn luận logic chủ đề đang bàn, kẻ sử dụng luận điểm này lại quay qua sỉ nhục, chửi rủa cá nhân người tranh luận, vốn không liên quan (irrelevant) đến tính logic điều đang bàn, để làm mất uy tín lời nói anh/chị ta.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(xem ví dụ 1 https://goo.gl/TLZV7B , ví dụ 2 https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r)

2- NGỤY BIỆN ANH CŨNG VẬY (tu quoque fallacy)

  • Khái niệm: là kiểu ngụy biện trong đó thay vì bàn đến tính logic của lời trao đổi, kẻ sử dụng ngụy biện này đề cập các đặc tính có vẻ thiếu sót, chưa hoàn thiện của người đối thoại, để từ đó phủ định logic ý kiến của anh/chị ta. Đa số "Tu quoque fallacy" sẽ phạm luôn "ad hominem", nhưng vài trường hợp chúng không đồng nhất nhau.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(xem ví dụ 1 https://goo.gl/TLZV7B, ví dụ 2 https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r)

3- NGỤY BIỆN CHỌC TỨC (needling fallacy)

  • Khái niệm: là ngụy biện dùng lời nói bất lịch sự, bề trên (ví dụ: "anh không đồng ý thì đi ra nước ngoài mà sống") không liên quan câu chuyện để làm đối thủ tức giận.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(xem ví dụ 3: https://goo.gl/7vu2xa)

4- NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (red herring)

  • Khái niệm: loại ngụy biện khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng, hay làm dừng cuộc tranh luận

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(xem ví dụ 3: https://goo.gl/7vu2xa)

5- NGỤY BIỆN TRẮNG ĐEN (black-or-white fallacy)

  • Khái niệm: là kiểu lý luận triệt buộc, bắt người đối thoại phải chọn một trong hai lựa chọn mà kẻ ngụy biện cho là duy nhất, trong khi thực tế còn các lựa chọn khác có thể dùng đến.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(Xem ví dụ 5: https://goo.gl/r7yvA2)

6- NGỤY BIỆN CHẾ GIỄU (appeal to pity)

  • Khái niệm: ngụy biện khi giễu cợt lời người trao đổi là nhảm nhí, là tầm bậy để hạ thấp giá trị các lời nói đó.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(Xem ví dụ 6: https://goo.gl/cdt1dc)

7- NGỤY BIỆN HAI SAI THÀNH ĐÚNG (two wrongs make a right)

  • Khái niệm: Lỗi ngụy biện khi người trao đổi thay vì bàn về cái đúng/sai của sự việc đang xét, lại đưa ra một sự vật sai tương tự để biện hộ, hay giảm nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sai của nó.

Lưu ý đại đa số ngụy biện thông dụng "Anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy) cũng phạm lỗi "Hai sai thành đúng", nhưng chúng không đồng nhất nhau.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(Xem ví dụ 7: https://goo.gl/gY9lKm)

8- NGỤY BIỆN LẠM DỤNG TÁC PHONG (appeal to appearance and manner)

  • Khái niệm: là ngụy biện khi một ai đó thay vì bàn về logic sự việc, lại lạm dụng tuổi tác, chức vụ, thành tích và danh xưng ... để nâng giá trị lời nói của anh/chị ta, hạ thấp người trao đổi, hạ thấp luận điểm họ và dành phần thắng cho mình. Đây là một ngụy biện rất thông dụng và đôi khi là một biến thể của tấn công cá nhân ad hominem.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (bổ sung sau)

(Xem ví dụ 8: https://goo.gl/d6dLvl)

9- NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions)

  • Khái niệm: trong đó người phát biểu dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục. Khi ta gặp bất kỳ ai phán ẩu, nói ẩu, nghĩa là họ đang dùng ngụy biện jumping to conclusions này.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (bổ sung sau)

(Xem ví dụ 9: https://goo.gl/U6L5Pa)

10- NGỤY BIỆN RƠM (straw man)

  • Khái niệm: lỗi ngụy biện khi bóp méo luận điểm của ai đó để từ đó tấn công nhận định của họ

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(Xem ví dụ 10: https://goo.gl/9EpGzs)

11- NGỤY BIỆN LỢI DỤNG LÒNG THƯƠNG HẠI (appeal to pity)

  • Khái niệm: lỗi ngụy biện khi thay vì đưa ra các nhận định logic về vấn đề đang bàn, kẻ ngụy biện dùng các từ ngữ mang tính cảm tính, gây cảm giác thương hại, động lòng trắc ẩn của người đối thoại/độc giả về sự vật có liên quan, từ đó đạt được mục tiêu đó là đẩy vấn đề tranh luận sai lệch như điều anh ta mong muốn. Nhắc lại, kẻ ngụy biện hoàn toàn chỉ là đánh vào tâm lý thương hại độc giả, chứ không bàn đến logic vấn đề.

-Kinh nghiệm và cách ứng đối: (bổ sung sau)

(Xem ví dụ 10: https://goo.gl/9EpGzs)

12- NGỤY BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotion)

  • Khái niệm: loại ngụy biện trong đó thay vì dùng các yếu tố logic để thuyết phục người đối thoại/độc giả về vấn đề đang bàn, kẻ ngụy biện sẽ dùng các câu chữ mang cảm tính cao, hay gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu nhằm đánh vào tâm lý, cảm xúc của người đối thoại, để từ đó, họ chấp nhận luận điểm (thiếu tính logic) của kẻ ngụy biện.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (bổ sung sau)

(Xem ví dụ 11: https://goo.gl/aZu1nV)

13- NGỤY BIỆN GIÈM PHA, GÂY CHÁN GHÉT (appeal to spite)

  • Khái niệm: kẻ ngụy biện sẽ dùng các từ ngữ hay cách nói chuyện để đánh vào tâm lý người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng có tâm lý chán ghét (vô cớ) một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của kẻ ngụy biện về vấn đề đang bàn.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (bổ sung sau)

(xem ví dụ 12: https://goo.gl/neHlyv)

14- NGỤY BIỆN VIN VÀO MỘT BẰNG CHỨNG (fallacy of one single proof)

  • Khái niệm: là loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện đã bướng bỉnh, vô lý khi chỉ vin vào một bằng chứng duy nhất nào đó để khẳng định tính chân trị của sự việc đang bàn, trong khi đó lại bác bỏ tất cả những bằng chứng xác đáng và logic khác chứng minh sự việc trên là đúng.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: Tư duy của "Ngụy biện vin vào một bằng chứng" (one single proof) được thấy rất nhiều trong thực tế cuộc sống ở VN, ví dụ như nạn cửa quyền, thủ tục hành chính sách nhiễu dân trong các cơ quan nhà nước (đòi hỏi các thủ tục, giấy tờ rườm rà, đôi khi không cần thiết, phi logic).

Khi tranh luận nếu bạn thấy ai dùng ngụy biện vin vào một bằng chứng (one single proof) - nghĩa là họ đang đuối lý, chỉ cãi bướng mà thôi. Chỉ ra sự ngụy biện, sự vô lý và bướng bỉnh của họ. Có thể ngừng tranh luận nếu thấy không đi đến đâu.

(xem ví dụ 13: https://goo.gl/Tbe1cq)

15- NGỤY BIỆN TÂNG BỐC (appeal to flattery)

  • Khái niệm: là kiểu ngụy biện khi một ai đó cố ý tâng bốc một nhân vật, đối tượng nào đó lên quá mức, quá sự thật, để đánh vào tâm lý người trao đổi, độc giả, để họ nhìn nhận sự việc liên quan đến nhân vật, đối tượng đó một cách lệch lạc, từ đó chấp nhận quan điểm thiếu logic của kẻ ngụy biện.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (bổ sung sau)

(xem ví dụ 14: https://goo.gl/v2CYGm)

16- NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (appeal to shame)

  • Khái niệm: loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ đánh vào tâm lý, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: (sẽ bổ sung sau)

(xem ví dụ 15: https://goo.gl/NgrZ25)

17- NGỤY BIỆN CẮT TRÍCH THÔNG TIN NGOÀI NGỮ CẢNH (quoting out of context)

  • Khái niệm: ngụy biện khi ai đó đăng, trích dẫn lại một thông tin (ví dụ một phát ngôn, nhận xét, dữ liệu nào đó) ở dạng cắt xén, hay trích rút phát biểu ấy ra ngoài ngữ cảnh gốc, để lái vấn đề sang hướng khác, gây cho người đọc thứ ba hiểu nhầm.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: Ngụy biện cắt xén thông tin (quoting out of context) là một trường hợp đặc biệt của ngụy biện rơm (straw man). Luôn phải cẩn thận kiểm tra nguồn tin kỹ càng trong thời đại mạng xã hội hiện nay, dù là nó đến từ báo chí chính thống, sách vở hay bất kỳ từ ai. Bảo người ngụy biện con số anh trích rút là sai, và không chính xác từ thông tin gốc.

(xem ví dụ 16: https://goo.gl/fr6S9J)

18- NGỤY BIỆN LỢI DỤNG ĐÁM ĐÔNG (appeal to the people)

  • Khái niệm: loại ngụy biện là chỉ cho trường hợp thay vì dùng tính logic của sự việc, thì lại kẻ ngụy biện lại vin vào sự ủng hộ của đám đông để cho rằng luận điểm anh ta là đúng.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people) được xài rất nhiều bởi các chính trị gia.

Không dùng sự ủng hộ đám đông làm bàn đạp, chỗ dựa cho luận điểm của mình. Chỉ hoàn toàn dùng logic, có lý lẽ để thuyết phục người nghe về sự hợp lý trong luận điểm của mình. Nếu luận điểm của ai đó được nhiều người đồng tình cũng chưa hẳn là nó đúng. Đây cũng là phản hồi và cảnh báo của bạn đến với người ngụy biện như vậy, khi anh ta dùng ngụy biện lạm dụng đám đông với bạn.

(xem ví dụ 17: https://goo.gl/k5tl1O)

19- NGỤY BIỆN LỢI DỤNG NGƯỜI NỔI TIẾNG (appeal to authority)

  • Khái niệm: ngụy biện khi ai đó dùng danh tiếng hay uy tín những nhân vật nổi tiếng thay vì tính logic của luận điểm để tìm sự ủng hộ cho lời nói anh ta. Cũng có vài trường hợp khác cũng rơi vào ngụy biện này - như người nổi tiếng không có đủ uy tín trong lĩnh vực đang bàn, hoặc kẻ ngụy biện bóp méo lời vị ấy nói để làm lợi cho luận điểm anh ta.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: Cẩn thận khi ai đó đưa ra các "big name" trong khi tranh luận và kim chỉ nam là luôn đánh giá các luận điểm một cách độc lập và chỉ dựa vào logic, sự hợp lý của nó mà thôi. Mặc "big name" đó là ai, chúng ta cần xem xét lời nói "big name" mà người đối thoại trích dẫn đó có chính xác hay không, "big name" ấy có phải là người có uy tín trong lĩnh vực đang bàn hay không

(xem ví dụ 18: https://goo.gl/2tX9Fj)

20- NGỤY BIỆN HỎI NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG (loaded question fallacy)

  • Khái niệm: loại ngụy biện trong đó người phỏng vấn câu hỏi sẽ lồng ghép giả định của các vấn đề đang còn đang tranh cãi (thậm chí giả định ấy là sai, vu khống hoặc không có thật), vừa để giới hạn sự trả lời của người được hỏi, vừa bảo vệ quan điểm người phỏng vấn với giả định về vấn đề còn đang tranh cãi đó, cũng như vừa có thể làm khán giả/người quan sát thứ ba nếu không tinh ý có chấp nhận giả định chưa chính xác của người phỏng vấn về vấn đề gây tranh cãi đó.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: khi bạn gặp ai hỏi mình kiểu nhét chữ vào miệng vậy thì - một là từ chối không trả lời, hai là hỏi ngược lại người phỏng vấn và đề nghị anh/chị ta đính chính giả định anh/chị ta đặt ra trong câu hỏi nhét chữ vào miệng mình đó. Nếu bạn là người nghe, người quan sát thứ ba thì nên "biết nhíu mày" khi nghe các câu hỏi phỏng vấn kiểu nhét chữ vào miệng như thế.

(xem ví dụ 19: https://goo.gl/Rn3dRo)

21- NGỤY BIỆN SO SÁNH ẨU (faulty analogy)

  • Khái niệm: Ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: So sánh ẩu (faulty analogy) là một ngụy biện cao cấp, kín kẽ và được sử dụng rất nhiều trong viết lách, trao đổi. Nó lợi hại vì có thể cho phép kẻ ngụy biện thể lái từ chuyện này sang chuyện khác (tưởng chừng là tương đồng), bóp méo sự việc sau khi so sánh, đánh tráo khái niệm sau khi so sánh, hoặc đánh vào tâm lý độc giả qua phép so sánh đó.

Hạn chế và vô cùng cẩn thận khi sử dụng phép so sánh trong nói chuyện, trao đổi và viết lách. Đây là một điều rất khó, vì phép so sánh ví von là thói quen hay xài của nhiều người Việt.

Với tư cách là một độc giả, khi đọc một bài viết có dùng phép so sánh, chúng ta cần đọc kỹ và rõ ràng để xem tác giả có so sánh ẩu, hai sự việc được so sánh ấy có thật sự đủ giống nhau để so sánh không, tác giả có đánh tráo khái niệm hay không...

(xem ví dụ 20: https://goo.gl/bUj6JH)

22- NGỤY BIỆN THỐNG KÊ (statistical fallacy)

  • Khái niệm: tên gọi chung cho việc người ngụy biện lợi dụng các con số, thông tin thống kê sai hoặc không đáng tin cậy để đánh vào tâm lý độc giả và làm bàn đạp để từ đó dành phần lợi cho luận điểm của họ. Các kiểu phạm ngụy biện thống kê này khá đa dạng, như kẻ ngụy biện nêu ra một thống kê không rõ nguồn gốc, hoặc một thống kê không có độ tin cậy do chưa được công bố và kiểm chứng về mặt khoa học, hoặc kẻ ngụy biện diễn đạt, bóp méo một kết quả thống kê có trước một cách lệch lạc, có lợi cho anh ta, hoặc thậm chí anh ta bịa ra các con số thống kê đó...

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: luôn cẩn thận, đặt dấu hỏi và kiểm tra nguồn rõ ràng khi ai dùng con số thống kê ra để trao đổi với mình, các bạn nhé. Thậm chí ngay cả có một nghiên cứu thống kê như vậy, chúng ta cũng phải cẩn thận với thời gian, ngữ cảnh, tần suất lấy mẫu và phương pháp thống kê được dùng trong vấn đề nghiên cứu đó và liệu con số thống kê đó có phù hợp ngữ cảnh câu chuyện đang bàn hay không ...

Tóm lại, một nguồn ngụy biện lớn chính là đến từ các con số thống kê được nêu ra trong tranh luận. Cẩn thận khi gặp nó

(xem ví dụ 21:https://goo.gl/flBp3x)

23- NGỤY BIỆN THIÊN VỊ (cherry picking fallacy)

  • Khái niệm: là loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thuyết phục người đối thoại, độc giả một cách không khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: luôn cố gắng nhìn sự việc, nguồn tin từ nhiều chiều và cẩn thận sàng lọc các bài viết trên mạng, dù họ là bất kỳ ai, big name, tên tuổi và uy tín to lớn thế nào. Trong trường hợp các bạn không đủ kiến thức trong lĩnh vực để có thể phản biện tính đúng sai của nó, thì một phương thức khác có thể áp dụng: dựa vào trí tuệ đám đông. Một bài viết đã là ngụy biện, thì dù nó kín kẽ cỡ nào, nhất định sẽ bị người ta phát hiện. Bởi trong đám đông (như đám đông trên Facebook chẳng hạn) sẽ có người đủ chuyên môn, trình độ và kiến thức để phát hiện điều chưa chính xác, sơ hở và ngụy biện của các bài viết đó mà thôi.

Tóm lại: một là nâng cao trình độ đọc, hiểu và phân tích độc lập của mình (tìm hiểu kỹ lý thuyết ngụy biện –fallacy một phương thức rất tốt), hai là mạnh dạn và đọc thật nhiều tin, đa chiều, kết bạn follow thật nhiều trên Facebook để không bị ai “ngụy biện thiên vị” với mình.

(Xem ví dụ 22: https://goo.gl/frWzpI)

24- NGỤY BIỆN LỢI DỤNG NẶC DANH (anonymous fallacy)

  • Khái niệm: ngụy biện khi một ai đó trích dẫn nguồn thông tin mơ hồ hay lời nói của một người nặc danh (anonymous), vốn không thể kiểm chứng, không xác tín, để biện minh hay dẫn chứng cho luận điểm của anh ta.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: nếu bạn là người đọc thì luôn cẩn thận khi tiếp cận bất kỳ thông tin nào không có nguồn, trên mạng và ngoài xã hội. Nếu bài viết, luận điểm nào mà bất khả tín, tin không có nguồn gốc thì gạch bỏ ngay, không tin vào nó. Nếu bạn là người viết hay người truyền tin thì trách nhiệm này sẽ lớn hơn nữa: phải kiểm chứng các thông tin ấy một cách có trách nhiệm, nguồn tin đó đến từ đâu, sách nào, trang mấy, địa chỉ web là gì ... trước khi viết ra, hay truyền tin đi.

Nói chung là không nhẹ dạ, cả tin và phải đặt câu hỏi cho bất kỳ nguồn tin nào mà không có link, nguồn tin cậy, các bạn nhé.

(xem ví dụ 23: https://goo.gl/nxxtCS)

25- NGỤY BIỆN DỤNG BẠO LỰC (ad baculum fallacy hoặc appeal to force)

  • Khái niệm: ngụy biện mà kẻ tranh luận thay vì bàn lý lẽ, logic đàng hoàng thì lại dùng sự đe dọa, ám chỉ đến những điều không hay xảy ra với người đối thoại để làm họ chùn bước, và từ đó phải chấp nhận quan điểm của anh ta một cách bị ép buộc.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: tuyệt đối tránh dùng đe dọa để giành phần thắng cho mình khi tranh luận, vì suy cho cùng hầu hết nó thể hiện là chúng ta đang đuối lý mà thôi. Nếu gặp phải người sử dụng ngụy biện dụng bạo lực với mình, thì tùy trường hợp ngữ cảnh cụ thể mà chúng ta có thể có cách đối phó khác nhau. Đáp trả lại trực diện là một giải pháp, nhưng đôi khi có thể dẫn đến việc làm tình huống thêm xấu đi, cả hai bên mất kiểm soát, hay có thể làm cho bạn bị thiệt thòi nếu kẻ ngụy biện có quyền lực (sếp chẳng hạn) có thể làm tổn hại đến bạn. Ngoài ra, im lặng và dừng tranh luận là một cách ứng xử có thể tính đến.

(xem ví dụ 24:https://goo.gl/uP6FZj)

26- NGỤY BIỆN KHÁI QUÁT HÓA VỘI VÃ (hasty generalization)

  • Khái niệm: lỗi ngụy biện trong đó người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để từ đó khái quát hóa cho số đông, trong khi thật ra các trường hợp nhỏ lẻ ấy không đủ sự đặc trưng và phổ quát để đại diện cho số đông đang xét.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: cẩn thận khi đọc hay đưa ra nhận định mang tính quy luật về đám đông. Nếu là người viết thì nên bảo đảm các ví dụ mình đưa ra đặc trưng và đủ phổ quát để đại diện cho đám đông mình muốn nói đến. Nếu là người đọc khi nhận thấy một nhận định về đám đông của một ai đó, thì phải xét xem các ví dụ đơn lẻ đưa ra có đủ sự phổ quát và đặc trưng để đại diện cho đám đông đó hay không, có phạm vào ngụy biện khái quát hóa vội vã hay không.

(xem ví dụ 25: https://goo.gl/sSLlmh)

27- NGỤY BIỆN LÝ LUẬN LƯƠN TRẠCH (argument from adverse consequences hay slippery slope)

  • Khái niệm: loại ngụy biện cho rằng một nhận định phải sai, vì nếu nó đúng thì các sự kiện xấu khác (bad things) sẽ xảy ra sau đó. Hay nói cách khác, loại ngụy biện này thay vì bàn đến tính logic của luận điểm, lại tấn công vào luận điểm ấy chỉ dựa vào suy diễn thiếu căn cứ HẬU QUẢ xảy ra nếu chấp nhận luận điểm là đúng

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: ngụy biện này thường hay làm người đối thoại bực mình, vì kẻ ngụy biện thay vì bàn đến tính logic của luận điểm, đã làm trầm trọng hóa vấn đề hay nâng tầm vấn đề thái quá với cách suy diễn hậu quả tùy tiện, thiếu căn cứ như vậy.

Cách phản ứng ngụy biện này: chỉ ra và không đồng ý cách suy diễn tùy tiện, không chứng cứ của người ngụy biện. Bắt anh/chị ta phải quay trở lại logic vấn đề đang bàn.

(xem ví dụ 26: https://goo.gl/GGXFtj)

28- NGỤY BIỆN NGHĨA VỤ CHỨNG MINH (burden of proof)

  • Khái niệm: cách ngụy biện của người phát biểu, khi anh ta chuyển gánh nặng chứng minh hay tìm bằng chứng lời mình nói cho người đối thoại, trong khi đáng ra anh ta phải chứng minh nó.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: Khi đang tranh luận mà gặp người phạm ngụy biện này, bạn có thể lịch sự yêu cầu người đối thoại phải chứng minh lời họ nói, chứ không phải là mình phải làm việc ấy.

(xem ví dụ 27: https://goo.gl/TGKH2N)

29- NGỤY BIỆN LẢNG TRÁNH CHỦ ĐỀ (avoiding the issue)

  • Khái niệm: ngụy biện khi ai đó sẽ trả lời một luận điểm bằng cách đi vòng vèo các vấn đề xung quanh, mà không trả lời các ý chính trong luận điểm đó.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: khi gặp một người dùng ngụy biện lảng tránh chủ đề (avoiding the issue), bạn nên lịch sự yêu cầu anh/chị ta tập trung và quay lại chủ đề chính đang trao đổi. Chúng ta cũng nên tập thói quen sớm đi thẳng vào trọng tâm vấn đề khi tranh luận để tiết kiệm thời gian và buổi nói chuyện súc tích hơn, chất lượng hơn. Đôi khi không dễ dàng để có được điều này mà nó đòi hỏi bạn phải lưu tâm tập tranh luận và phát biểu ý kiến của mình trong gia đình, nhà trường, công sở, bạn bè sao cho lời bạn nói hợp lý, logic và trực diện vấn đề trong thời gian dài trước đó... Lưu ý, sớm đi thẳng vào chủ đề cần nói, nhưng vẫn giữ sự tế nhị, lịch sự và tôn trọng nhau, chứ không phải bổ bả chỉ được ý mình, mà không quan tâm cảm xúc, suy nghĩ người đối thoại, các bạn nhé.

(xem ví dụ 28: https://goo.gl/r3ChdN)

30- NGỤY BIỆN VÌ TÔI BẢO VẬY (“because I said so” fallacy)

  • Khái niệm: ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện - thay vì đưa ra bằng chứng độc lập, tin cậy hay trình bày giải thích hợp lý một sự việc nào đó mà anh ta phát biểu - thì phán bừa và vô trách nhiệm rằng đó là “do tôi nói vậy”. Đó là một cách trả lời phi logic, hoàn toàn thiếu tính tin cậy và là chiêu mà kẻ ngụy biện dùng để thoái thoát nghĩa vụ chứng minh lời anh ta nói.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: nếu gặp ai đó dùng ngụy biện “Vì tôi bảo vậy”, bạn nhẹ nhàng và bình tĩnh bảo rằng anh ta nói vậy là không thuyết phục và anh ta phải đưa các bằng chứng độc lập hoặc các lý lẽ logic cho nhận định mà anh ta phát biểu.

(xem ví dụ 29:https://goo.gl/bkTfZ0)

31- NGỤY BIỆN KINH NGHIỆM VỤN VẶT (anecdotal fallacy)

  • Khái niệm: ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thay vì đưa ra các luận điểm logic về vấn đề đang bàn thì chỉ dựa vào các kinh nghiệm cá nhân chủ quan, vụt vặt hoặc các bằng chứng có tính chất biệt lập, không đủ phổ quát của anh ta (isolated evidence) để từ đó bác bỏ luận điểm của người trao đổi.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: không nên dùng kinh nghiệm chủ quan, nhỏ nhặt của mình để làm cơ sở bác bỏ luận điểm người khác. Càng cẩn thân hơn nếu ta không đủ kiến thức về vùng tranh luận, vì lúc đó rất có thể kinh nghiệm của ta chỉ là nhỏ lẻ và không đủ phổ quát để bàn về chủ đề đó.

Khi gặp người dùng ngụy biện kinh nghiệm vụn vặt (anecdotal fallacy) này với mình, thì bảo anh ấy rằng cái mà anh ấy gặp chỉ là một trường hợp nhỏ lẻ trong bức tranh lớn hơn của vấn đề đang bàn. Nếu thấy anh ta là người cố chấp, khư khư vin vào kinh nghiệm ấy thì … thôi vậy

(xem ví dụ 30:https://goo.gl/rrc1jh)

32- NGỤY BIỆN LẠM DỤNG TỪ CỔ (etymological fallacy)

  • Khái niệm: ngụy biện khi ai đó bảo rằng nghĩa của từ nào đó đang dùng hiện nay (present-day meaning) phải tương đồng với các nghĩa cổ (historical meaning) không (ít) được sử dụng của từ đó và anh/chị ta sử dụng nghĩa cổ không còn sử dụng ấy để làm cơ sở cho luận điểm của mình. Luận điểm như vậy phạm lỗi ngụy biện vì nó đã lờ đi tính tiến hóa theo thời gian của ngôn ngữ: nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian và hoàn toàn khác ý nghĩa cổ xưa của nó.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: nghĩa cổ của từ là một đề tài thú vị, nhưng rất nhiều khi nghĩa cổ đó đã không còn đúng trong ngữ cảnh hiện nay và chỉ nên được sử dụng trong môi trường nghiên cứu để hiểu rõ các văn bản cổ do tiền nhân để lại mà thôi. Hãy cẩn thận khi ai đó nói về nghĩa từ cổ với bạn, và nếu điều đó xảy ra, bạn cùng anh ta cần cập nhật với nghĩa mới của từ, kiểm chứng với nhau.

(xem ví dụ 31: http://goo.gl/CMXl6W)

33- NGỤY BIỆN MẬP MỜ (ambiguity fallacy)

  • Khái niệm: là họ các loại ngụy biện chỉ chung cho các trường hợp, khi ai đó sử dụng các từ ngữ, câu chữ, cách diễn đạt không rõ nghĩa, nhập nhằng hoặc mơ hồ để từ đó làm tiền đề cho kết luận hay luận điểm (rất khả năng sai trái) của anh/chị ta.

  • Kinh nghiệm và cách ứng đối: cẩn thận, đọc chậm, từ từ các thuật ngữ đáng chú ý trong các trao đổi chúng ta gặp hoặc trong các bài viết mà bạn đọc. Nếu thấy ai đó dùng cách nói, từ ngữ mập mờ hiểu sao cũng được thì cần bảo họ làm rõ từ đó. Rèn luyện thói quen nói mạch lạc, dùng đúng từ, đủ thông tin, chính xác cũng là cách để bản thân chúng ta tránh phạm họ ngụy biện này.

(xem ví dụ 32:https://goo.gl/otRN9l)

P/s: 1- hình vẽ là phác thảo logo page của kiến trúc sư Chau Tran dành tặng admin và page. Ý tưởng phác thảo khá thú vị: liên hệ thời điểm ra đời page Ngụy biện là sự việc cá chết ở miền Trung, nên logo vừa cách điệu chữ fallacy, vừa hình ảnh gợi hình con cá

2- Mục lục toàn bộ bài viết trên page Ngụy biện – Fallacy: https://goo.gl/G2SThz

results matching ""

    No results matching ""