MỘT THỦ THUẬT NGỤY BIỆN NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG TINH VI

Bài viết là phân tích một thủ thuật ngụy biện thú vị và cũng là đáp án trắc nghiệm nhanh (https://goo.gl/7rwAlF) cho một status gây tranh cãi của Facebooker Huỳnh Phước Sang (link https://goo.gl/pchl6v). Đây cũng là một ví dụ tốt để độc giả ôn luyện, tập cách phát hiện và ứng đối với Ngụy biện hỏi nhét chữ vào miệng (loaded question fallacy) mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống hàng ngày.

1- CÁC NGỤY BIỆN TRONG STATUS

Chúng ta xem xét nguyên đoạn đầu của status:

(trích)

Nếu bạn làm To, bạn có Tham Ô Hối Lộ kg? Bạn có lợi dụng quyền hạn giúp gia đình kg?

(1) Nếu bạn làm công an giao thông bạn có để vợ/ hay chồng bạn bị phạt khi vi phạm không hay bạn sẽ gọi điện để được tha?

(2) Nếu bạn làm Chủ Tịch Uỷ Bạn Quận bạn có cho con bạn học trường học bèo bọt hay sẽ dùng quan hệ gửi nó vào Trường Điểm?

(3) Nếu bạn làm Tướng Tá Quân Đội, bạn có từ chối những xuất đất đai ưu đãi rẻ tiền hay sẽ tranh giành mua để được lợi hơn người dân?

Vân vân...và vân vân!

Tại sao ngay bản thân chúng ta sẽ xấu xa khi có quyền lực trong tay mà lại đi phản đối kẻ khác sẽ giống mình!

(hết trích)

NGỤY BIỆN (hỏi) NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG (loaded question fallacy https://goo.gl/iee5aD, ví dụ 19 https://goo.gl/Rn3dRo), loại ngụy biện trong đó người phỏng vấn câu hỏi sẽ lồng ghép giả định của các vấn đề đang còn đang tranh cãi (thậm chí giả định ấy là sai, vu khống hoặc không có thật), vừa để giới hạn sự trả lời của người được hỏi, vừa bảo vệ quan điểm người phỏng vấn với giả định về vấn đề còn đang tranh cãi đó, cũng như vừa có thể làm khán giả/người quan sát thứ ba nếu không tinh ý có chấp nhận giả định chưa chính xác của người phỏng vấn về vấn đề gây tranh cãi đó.

.

Ở đây Huỳnh Phước Sang đã đặt ba câu hỏi cho độc giả, để giới hạn sự lựa chọn và trả lời của họ, và cuối cùng kết luận luôn ngay bản thân độc giả còn xấu xa như ngữ cảnh 3 câu hỏi mà HPS đặt ra, thì còn phản đối ai. Đây chính là thủ thuật "Ngụy biện hỏi nhét chữ vào miệng" độc giả rất tinh vi của HPS, vì nó không xuất hiện trong một câu hỏi mà là dàn ý trong liên tiếp bốn năm câu trong status.

.

Do cảm giác bị ép buộc giới hạn (chẳng hạn có độc giả sẽ hỏi: tui không tham lam như vậy thì sao?) nên có thể xếp nó vào tư duy NGỤY BIỆN TRẮNG ĐEN (black-white fallacy, xem ví dụ 5 https://goo.gl/r7yvA2) Và cũng do không phải ai cũng xấu xa như những gì HPS hỏi nhét chữ vào miệng, nên có người có cảm giác HPS đã phạm NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/U6L5Pa)

.

Hay cũng do cái cách tư duy bảo rằng "anh xấu xa thì không được lên án ai" của HPS, nên cũng sẽ có bạn có cảm giác nó phạm NGỤY BIỆN ANH CŨNG VẬY (tu quoque fallacy , xem ví dụ 1 https://goo.gl/TLZV7B, ví dụ 2 https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r).

Nhưng tóm lại, rõ ràng nhất, tinh vi nhất vẫn là "ngụy biện nhét chữ vào miệng" (loaded question fallacy). Nếu các bạn đọc lướt qua Facebook của HPS sẽ thấy rằng anh ta chuyên dùng ngụy biện hỏi "Nhét chữ vào miệng" này trong rất nhiều status của mình để giới hạn sự của lựa chọn của độc giả, từ đó định hướng và dẫn dắt suy nghĩ người đọc vào các luồng tư duy và suy nghĩ anh ta.

2-NHÀ NƯỚC TỪ DÂN MÀ RA LÀ ĐÚNG HAY SAI?

Câu cuối cùng HPS bảo rằng "nhà nước từ dân mà ra" là một câu nói thú vị và cần suy ngẫm trong ngữ cảnh Việt Nam.

(trích) Nhà Nước cũng từ dân mà ra, những người Dân Xấu Xa không tìm đâu ra những người tốt để đứng lên lãnh đạo họ cả! Một đàn bò thì không thể ước mơ có được con Sư Tử làm đầu đàn được đâu! (hết trích)

.

Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, mỗi 5 năm một lần thì dân có quyền bầu ra Quốc hội mới nhưng với danh sách ứng cử rút gọn do đảng lựa chọn, quyết định trước, và đảng luôn bảo đảm rằng tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội mới luôn chiếm tuyệt đại đa số, khoảng 90%. Các ứng cử viên tự vận động, tự ứng cử đại biểu quốc hội mà không được đảng đề bạt đều bị gạt ra ngoài bằng cái gọi là ba vòng hiệp thương của Mặt trận tổ quốc (xem thêm page Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016). Sau khi đã có Quốc hội mới, khoảng 500 đại biểu quốc hội lại bầu ra chủ tịch nước và thủ tướng, tức là đầy đủ ban bệ nhà nước. Vì có 90% đại biểu quốc hội là đảng viên (chính xác là 96% trong nhiệm kỳ này https://goo.gl/LuMLgv), mà theo điều lệ đảng thì đảng viên phải phục tùng mệnh lệnh của đảng, - nên họ phải bầu lãnh đạo nhà nước theo chỉ đạo của đảng. Thực chất là chủ tịch nước và thủ tướng, chủ tịch quốc hội đều là đảng viên, tức dưới quyền tổng bí thư đảng, dù họ trên danh nghĩa là đứng đầu nhà nước.

.

Nên luận điểm bảo "nhà nước từ dân mà ra" là không chính xác trong ngữ cảnh Việt Nam. Rõ ràng dân Việt Nam không (chưa) có quyền gì trong việc bầu ra nhà nước hiện nay cả. Nói nhà nước Việt Nam từ 4 triệu đảng viên chọn ra thì có vẻ chính xác hơn. Còn dân thường thì chỉ thực hiện quyền bầu cử mình một cách vô cùng hình thức để hợp thức hóa sự lựa chọn của đảng mà thôi.

.

Nên trở lại với câu kết luận của HPS, " nhà nước cũng từ dân mà ra" do sai trong ngữ cảnh Việt Nam, nên phạm lỗi ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions). Các câu sau cuối -

(trích) "những người Dân Xấu Xa không tìm đâu ra những người tốt để đứng lên lãnh đạo họ cả! Một đàn bò thì không thể ước mơ có được con Sư Tử làm đầu đàn được đâu" (hết trích)

  • thì cũng rất tồi tệ và dĩ nhiên là sai, hệ quả liên quan từ các ngụy biện trước đó. Do không có quyền để bầu ra lãnh đạo mình muốn, nên ngay cả ... quyền được xấu hổ vì bầu sai lãnh đạo thì dân Việt Nam cũng không có, hì hì.

3- KẾT

Nói chung admin cạn lời với anh Sang. Ngoài ví dụ này thì trước đó cũng đã có hàng loạt ví dụ ngụy biện của HPS đã được phân tích trên page này. Nên không quá lời, có thể nói HPS là một người chuyên dùng ngòi bút đầy ngụy biện, phi logic của mình để định hướng dư luận, độc giả ngây thơ hiểu sai, nghĩ bậy.

.

Ngụy biện hỏi nhét chữ vào miệng (loaded question fallacy) mà HPS sử dụng thành thạo, tinh vi cũng là một bài học mà các độc giả cần lưu ý. Đây là một phương thức rất hiệu quả để lựa chọn giới hạn người đối thoại, dẫn dắt họ vào bẫy giăng sẵn của kẻ ngụy biện và do đó nó xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, như trong các tranh tụng tòa án, làm việc với các cơ quan công quyền, trao đổi trong thương trường, công việc.

.

Admin nhắc lại cách thức có thể dùng để ứng đối với kẻ dùng ngụy biện này với bạn, một là từ chối không trả lời, hai là hỏi ngược lại người phỏng vấn và đề nghị anh/chị ta đính chính giả định anh/chị ta đặt ra trong câu hỏi nhét chữ vào miệng đó. Nếu bạn là người nghe, người quan sát thứ ba thì nên "biết nhíu mày" khi nghe các câu hỏi phỏng vấn kiểu nhét chữ vào miệng như thế (xem lại ví dụ 19 https://goo.gl/Rn3dRo).

P/s: Đây là bài viết số 17 trong album "Các phân tích ngụy biện (fallacy) tổng hợp phức tạp" https://goo.gl/G2SThz, một trong bảy album chính của page Ngụy biện - Fallacy. Mục lục toàn bộ bài viết và bảy album của page có thể xem tại https://goo.gl/G2SThz

results matching ""

    No results matching ""